Những thành tích ít ai biết của ông Đặng Lê Nguyên Vũ: ‘Lật đổ’ ông lớn đến từ Mỹ
Với xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, ông Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh ngày 10/2/1971) đã sớm đạt những thành tích xuất sắc trong học tập từ lúc còn tấm bé. Đến năm 1990 ông đã thi đậu đại học Y Tây Nguyên. Tuy nhiên, ông Vũ luôn trăn trở về công việc sẽ theo mình đi suốt cuộc đời đã từng có quyết định bỏ việc dở việc học rồi lên thành phố. Tuy nhiên, ông vẫn quay lại hoàn thành nốt việc học theo lời khuyên của người thân với y hướng đi mới nung nấu trong đầu. Ông Vũ vẫn tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu về các loại cà phê.
Thành lập hãng cà phê từ năm 25 tuổi
Dấu mốc cuộc đời của ông Vũ đánh dấu vào năm 1996 khi ông thành lập hãng cà phê Trung Nguyên với quy mô ban đầu chỉ là một cửa hàng rộng vài mét vuông với số vốn ít ỏi góp chung cùng nhóm bạn cùng khóa.
Sau hai năm mày mò nghiên cứu, ông đã làm ăn ở Sài Gòn với chiến dịch PR mở phục vụ miễn phí khách hàng 10 ngày khai trương và đã thu hút rất nhiều người đến thưởng thức thứ cà phê lạ.
Việc kinh doanh sau đã diễn ra khá thuận lớn khi mở rộng số lượng quán mang thương hiệu Trung Nguyên lên con số 51 quán trên các thành phố lớn. Đáng nói, hãng cà phê của ông Vũ còn thực hiện chương trình quán Trung Nguyên 100%, trong đó, Trung Nguyên sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp phép sử dụng thương hiệu Trung Nguyên để quán chính thức được sử dụng. Thay vào đó các quán này phải cam kết bán 100% cà phê Trung Nguyên. Hệ thống này đã phát triển lên tới hàng nghìn quán trên khắp cả nước.
Lật đổ các ông lớn một cách ngoạn mục
Sự thành công của thương hiệu Trung nguyên phần lớn nhờ vào chiến lược đặc biệt của ông Vũ đó chính là “chỉ đua với người đứng đầu”. Ông Vũ cho rằng chỉ có cạnh tranh với người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu.
Thành công của chiến lược này thể hiện nhất ở sản phẩm mang tính “xương sống” của Trung Nguyên sau này - cà phê hoà tan G7.
Năm 2003, Trung Nguyên chính thức đặt chân vào sân chơi cà phê hòa tan với G7 khi thị trường lúc đó bị thống lĩnh bởi hai “ông lớn” là Nescafe của Nestle và của Vinacafe của Tổng công ty Cà phê Việt Nam.
Ông Vũ đã thực hiện một bước đi bất ngờ khi G7 đã tổ chức một cuộc thử mù, với quy mô khoảng 11.000 người tham gia với 2 sản phẩm là G7 và Nescafé của Nestlé - thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà phê hòa tan. Kết quả nghiêng về G7 với 89% người uống chọn G7 trong khi chỉ 11% chọn Nescafe.
Sự kiện thử mù đã phá bỏ định kiến hàng ngoại tốt hơn hàng Việt và đưa tên tuổi của G7 lên một tầm cao mới.
Nhờ những bước đi chiến lược, hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam vào năm 2005. Đến năm 2010, sản phẩm cà phê của hãng đã có mặt trên hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.
Tháng 2 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí National Geographic Traveller.
Đánh bại Starbuck
Một lần nữa chiến lược chỉ đua với người đứng đầu còn được thể hiện rõ trong năm 2013 khi Starbucks (thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Mỹ) đổ bộ vào Việt Nam. Ông Vũ lại một lần nữa gây xôn xao khi đăng đàn công kích Starbucks là “người khổng lồ không có bản sắc”, “Starbucks không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”,…
Thậm chí, cà phê Trung Nguyên còn hùng hồn tuyên bố: “ai uống Starbucks là sính ngoại, là không yêu nước.”
Với những phát ngôn đầy thách thức này, ông Vũ lại một lần nữa khẳng định thương hiệu cà phê của mình trên mặt truyền thông.
Và quả thực, Starbucks không được lòng dân Việt kể cả về khẩu vị, giá cả và phong cách. Ông lớn cà phê của Mỹ đã thất thế trước Trung Nguyên ở thị Trường Việt Nam.
Triết lý ‘vay trả’ của Ông Đặng Lê Nguyên Vũ ‘chạm đúng chỗ ngứa’ của nhiều người
(Techz.vn) Phát ngôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng mạng.