Những tên từng bị cấm đặt ở Huế: Con gái nếu có tên này phải đổi ngay không sẽ gặp họa!
Khi đặt tên cho con cái, phụ huynh thường lựa chọn những cái tên vừa ý nghĩa và gửi gắm đều những mong ước trong đó.
Tuy nhiên, từ xa xưa người Việt đã có những nguyên tắc kiêng kỵ trong cách đặt tên, phổ biến nhất là không đặt tên trùng vua chúa, gia phả. Việc kiêng kỵ này ảnh hưởng từ dân gian gian thời kỳ Bắc thuộc (Trung Quốc) và có những quy định bắt đầu từ thời nhà Trần. Dân gian cũng quan niệm rằng việc kiêng kị này sẽ tránh việc cuộc đời của đứa bé sẽ long đong, lận đận.
Vì từng là cố đô, nên ở Huế, việc kiêng kỵ đặt tên trùng với người trong hoàng tộc vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay.
Theo đó, lệnh kiêng húy được ban hành nhiều nhất ở thời nhà Nguyễn như: Vua Gia Long đã 2 lần ban hành, vua Minh Mạng là 5 lần, vua Thiệu Trì là 8 lần, vua Tự Đức ban hành 4 lần. Theo đó, khi đặt tên giống tên vua, tên hoàng hậu, tên cha mẹ, ông bà của vua và một số người thân thích trong hoàng tộc thì bị gọi là phạm húy.
Vào năm Gia Long thứ 2 (1803), nhà vua đã "sai bộ Lễ kính gửi chữ húy cho khắp trong ngoài. Phàm tên người, tên đất giống chữ thì phải đổi đi, hành văn thì tùy theo ý nghĩa mà đổi sang chữ khác".
Lấy 1 ví dụ cụ thể, Nguyễn Phúc Ánh là người thành lập triều Nguyễn, và có tên trong gia phả là Anh nên trong dòng họ đều kiêng và đọc trại chữ Anh thành chữ Yên.Không có gì đáng ngạc nhiên khi nghe người Huế xưa gọi “Ánh sáng” là “Yến sáng”, nguyên nhân đến từ việc tránh việc phạm húy bởi “Ánh” là tên vua Gia Long.
Ít ai biết rằng chợ Đông Ba nổi tiếng cố đô Huế có tên thật là Đông Hoa nhưng để tránh trùng tên bà Hồ Thị Hoa - vợ vua Minh Mạng. Điều này khiến ở Huế những cô gái tên Hoa đều được đặt thành Huê, Hồng thành Hường...
Cô gái có cái tên xấu lạ 'độc nhất vô nhị', phải đưa giấy tờ tùy thân vì nhà chồng không ai tin
Dù được đặt cho cái tên xấu nhưng cô gái 30 tuổi vẫn có cuộc sống vô cùng viên mãn. Thậm chí, cô còn cho rằng cái tên này khiến cô được nhiều người yêu quý hơn!