Năm 1997, Steve Jobs trở về Apple và phục hưng cả công ty bằng việc tối giản mọi thứ, biến một con thuyền chìm trở thành một cơn thần phong liên tục khiến thị trường bất ngờ bằng những sản phẩm mang tính cách mạng. Những trang lịch sử huy hoàng nhất của hãng quả táo cũng được viết trong thời kì này. Thế nhưng, bên cạnh những mốc son đáng nhớ, họ cũng có nhiều cú “phốt” không đáng tự hào.
- Samsung bồi thường Apple 1,05 tỉ đô la bằng 30 xe tải tiền xu
- Apple: Đã tới lúc cần thay máu thiết kế phần mềm?
- Phải chăng Apple đang là kẻ ăn theo
Ping “thọt” trong việc chen chân vào mạng xã hội
Mạng xã hội về âm nhạc này là thứ mà Apple nuôi tham vọng để mang tính xã hội đến cho iTunes. Thế nhưng, nó chẳng thể làm được như Spotify, thứ mà thậm chí còn đang đe dọa đến sự hưng thịnh của iTunes Store.
Tin tưởng Eric Schmidt
Eric Schidt đã có ghế trong hội đồng quản trị của Apple khi họ phát triển hai sản phẩm quan trọng nhất của mình trong những năm gần đây: iPhone và iPad. Có lẽ Apple đã hoàn toàn độc bá được hai thị trường smartphone và tablet nếu như Google không phát triển Android. Sai lầm của Steve Jobs trong việc này là đã lỡ tin kẻ hai mặt kia.
Mắc kẹt quá lâu với AT&T
Mối quan hệ giữa Apple và AT&T là một bước đệm quan trọng giúp iPhone trở thành một sản phẩm sớm phổ biến trên thị trường trong giai đoạn đầu. Thế nhưng, hợp đồng độc quyền giữa Apple và AT&T khiến rất nhiều khách hàng của Verizon trên đất Mỹ sống trong cảnh không có iPhone quá lâu. Cuối cùng thì sự vụ này để lại một hậu quả khiến Apple chậm chân trong việc tấn công thị trường Mỹ.
Tại sao màn hình iPhone lại nhỏ?
Hãy cứ thử dùng iPhone 5 và tất cả mọi người sẽ phải tự hỏi vì sao trước đây Apple bám dính lấy một cỡ màn hình không tối ưu cho mãi đến tận thế hệ iPhone 4S.
Giá khởi điểm của iPhone quá đắt
499 USD là một cái giá quá cao cho một chiếc smartphone mới như iPhone. Chẳng thế mà Apple đã phải nhanh chóng hạ giá bán của chiếc điện thoại này và hoàn tiền lại cho các khách hàng đã lỡ mất tiền oan trước đây. Ở thời điểm đó, giá 499 USD của mỗi chiếc iPhone thế hệ đầu còn đi kèm với hợp đồng mạng đắt đỏ của AT&T.
Thuê Mark Papermaster
Đây là một con người gần như không có mấy tên tuổi tại Apple. Thế nhưng, nhiều người có thể biết đến ông ta về việc “góp phần” gây ra vụ bê bối về ăng ten của iPhone trước đây. Đó là lí do mà con người này chỉ trụ lại được ở Apple trong một thời gian ngắn.
MobileMe là dịch vụ email thất bại
Bạn có muốn mất 100 USD một năm cho một dịch vụ email hoạt động kém hiệu quả không?
Steve Jobs cãi cùn
Lại là chuyện bê bối về ăng ten của Apple. Chẳng ai chịu được lời phát biểu của Steve Jobs khi nói rằng nếu mọi người không muốn sóng iPhone 4 bị yếu thì “Đừng có cầm nó thế nữa!”.
Siri vẫn còn thiếu sót
Siri có thể đã là một niềm hy vọng mới của Apple. Thế nhưng, nó chưa đạt được đến tầm của khát khao lớn đó.
iPhone 4S
Xét về riêng phần của iPhone 4S, nó là một sản phẩm tốt, được thiết kế hợp lí với nhiều ưu điểm. Thế nhưng, việc Apple không ra mắt iPhone 5 vào thời điểm năm 2011 đã tạo điều kiện để Samsung và các đối thủ cạnh tranh nhanh chóng bắt kịp về thị phần.
Không tận dụng tốt sức mạnh của internet
|
Đây vẫn còn là một vấn đề mang tính tranh cãi. Hãy nhìn vào ví dụ của Google. Sở dĩ hệ điều hành Android của họ hoạt động rất thành công là bởi Google đã bỏ rất nhiều thời gian thu thập dữ liệu trên internet và phát triển những dịch vụ như Google Map. Apple rõ ràng không theo kịp được họ trong mặt này.
Thuê Josh Browett
Lại thêm một cá nhân không thể hòa nhập với tập thể của Apple. Ban đầu người này được Apple “tóm” về để phụ trách mảng bán lẻ sao khi phó chủ tịch cũ bỏ đi. Tuy nhiên, Josh chỉ trụ lại được trong 6 tháng và nhanh chóng bị thay thế.
Apple Maps “lởm” hơn nhiều so với Google Maps
Sự thất bại thảm hại số một của iOS là không có Google Maps và ứng dụng bản đồ của Apple thì đầy lỗi. Không phải ai cũng sống tại New York hay San Francisco để có thể đẩy 2 ngón tay, xem bản đồ thành phố 3D trên iPhone và những người đó thì phàn nàn rất nhiều về việc bản đồ của Apple chỉ sai đường, thiếu mất tên phố, không có những địa điểm quen thuộc trên bản đồ như ứng dụng của Google.
Mời bạn theo dõi chuyên trang về Apple |
Theo Business Insider/Genk