Những ngọn núi cao hơn đỉnh Everest khi tính từ chân núi, cung cấp thiên văn học bậc nhất thế giới
- Giá xe Hyundai Accent lăn bánh đầu tháng 9/2023 giảm sâu, thách thức Honda City và Toyota Vios
- Tin chuyển nhượng sáng 5/9: Pep Guardiola được nhắm làm HLV tuyển Anh; Man Utd thanh lý Sancho?
- Danh sách U23 Việt Nam dự VL U23 châu Á: HLV Troussier 'gạch tên' vua phá lưới ĐNÁ đầy đáng tiếc
- Vua máy tính bảng giá rẻ của Samsung lộ diện trang bị ngon bổ rẻ hơn iPad Gen 9
Chắc hẳn mọi người đều biết và công nhận Everest là ngọn núi cao nhất thế giới với chiều cao 8849m tính từ mực nước biển. Ngọn núi này nằm trên dãy Himalaya nổi tiếng và được xếp hạng cao nhất thế giới. Thế nhưng thực tế không phải vậy, theo IFL Science đưa tin.
Theo đó núi Everest là ngọn núi cao nhất thế giới nếu tính phía trên mực nước biển, thế nhưng còn một vài thông số khác để đo chiều cao của một ngọn núi. Núi Mauna Kea ở Hawai'i là ngọn núi cao nhất tính từ chân tới đỉnh. Trong khi đó, do vỏ Trái Đất hơi dày hơn ở xích đạo, núi Chimborazo ở Ecuador là cao nhất nếu đỉnh núi được đo từ tâm Trái Đất.
Núi Mauna Kea là ngọn núi lửa không hoạt động phun trào lần cuối cách đây đã 4500 năm.Tên gọi có nghĩa "Núi Trắng" trong tiếng Hawaii, đỉnh núi Mauna Kea nằm ở độ cao 4.205 m phía trên mực nước biển. Ở độ cao này, ngọn núi Mauna Kea không thể được coi là đối thủ của nóc nhà tế giới, thế nhưng phần chân núi Mauna Kea lại ít được chú ý. Nếu tính phần chân nằm dưới mực nước biển, độ cao của Mauna Kea lên tới 10210m và vượt xa nóc nhà thế giới.
Ngọn núi từng được một sông băng 75m bao phủ và dẫn tới hình thành các hồ ở độ cao lớn. Phần vòm rộng 50km của Mauna Kea là nơi đặt Đài thiên văn Mauna Kea, đây cũng là địa điểm cung cấp nhiều quan sát thiên văn học bậc nhất thế giới.
Nhân vật thứ 2 có thể vượt mặt Everest đó chính là núi Chimborazo nằm ở dãy Cordillera Occidental thuộc dãy núi Andes, miền trung Ecuador. Đây cũng ngọn núi lửa không hoạt động và được phủ băng. Ngọn núi này thậm chí còn cao hơn phía trên mực nước biển so với núi 6.310 m. Nó nằm tại điểm dày nhất trên Trái Đất và khiến cho đỉnh ngọn núi cách xa tâm Trái Đất. Dù thấp hơn 2.539 m so với núi Everest, nếu tính từ tâm Trái Đất, đỉnh núi Chimborazo lại cao hơn 2.072 m.
Theo Khoa Địa chất học của Trường đại học Montana, Mỹ, đỉnh núi Everest được xác định lần đầu tiên vào năm 1856. Khi đó, cuộc khảo sát toàn diện vùng Ấn Độ thuộc Anh đã chốt đặt tên nó là Đỉnh XV có độ cao 8.840 mét. Nhưng cuộc khảo sát không được thuận lợi vì Nepal không cho các nhà khảo sát nhập cảnh.
Độ cao được công nhận hiện nay là do cuộc đồng khảo sát của Nepal và Trung Quốc thực hiện vào tháng 11/2021, mặc dù về mặt kỹ thuật, độ cao của Everest đang thay đổi. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, ngọn núi này đang cao dần do hoạt động của mảng kiến tạo và mực nước biển dâng.
Những quốc gia có nét ngoại hình đẹp nhất thế giới, vị trí số 1 không quá bất ngờ?
Mỗi một quốc gia đều sở hữu nét đẹp đặc trưng và mang dấu ấn riêng của mỗi vùng lãnh thổ.