Tư vấn

Những lưu ý trước khi đi thay màn hình smartphone

Smartphone ngày càng có xu hướng mỏng hơn, sức chịu đựng cũng vì thế giảm đi nhanh chóng và màn hình chính là thành phần dễ bị tổn thương nhất. Chỉ cần một lần rơi ở khoảng cách vừa đủ hay một cú va chạm trực diện cũng khiến màn hình bị nứt hay vỡ. Bên cạnh đó, màn hình lại là nơi người dùng tương tác trực tiếp với thiết bị, không có màn hình hiển thị sẽ không thể sử dụng được điện thoại. Bởi vậy, nhiều người sẽ tìm đến các cửa hàng để nhanh chóng sửa chữa và thay thế thành phần quan trọng này. Tuy nhiên, trước khi mang smartphone đi "viện", hãy lưu ý những điều sau đây.

Xác định mức độ hư hại

Bạn phải xác định được màn hình bị vỡ hay còn ảnh hướng đến các thành phần cứng khác. Nhiều nơi, gặp phải "gà", các thợ sửa toàn nói nhiều bệnh hơn để nhằm tăng chi phí sửa chữa cho một lần công. Vì vậy máy hư hỏng phần nào thay phần đó và những thành phần dễ tháo trên smartphone thì nên ký tên và kiểm tra lại. Bên cạnh đó, màn hình cũng có nhiều mức độ, một số sử dụng công nghệ incell như iPhone, Optimus G trở về đây thì việc làm nứt vỡ mặt kính phía trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới màn hình và phải thay thế. Một số khác thì chỉ bị mặt kính bảo vệ bên ngoài và việc thay thế sẽ mất ít tiền hơn rất nhiều. Vì vậy bạn cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi đem máy đi sửa chữa.

Cẩn thận với các chiêu làm giá

Sau khi nhận máy, nơi sửa chữa nào cũng sẽ báo tình trạng hư hỏng và báo giá. Nhưng có trường hợp khi bạn đã về, nơi sửađiện thoại thường tìm thêm lỗi so với kiểm tra ban đầu và gọi điện báo giá cao hơn gấp nhiều lần. Nếu bạn đồng ý sửa thì sau khi sửa xong sẽ chạy tốt đồng thời phải trả với giá cắt cổ. Còn nếu bạn không đồng ý sửa thì họ sẽ trả máy cho bạn và kèm thêm việc bị luộc đồ hoặc bị phá cho hư thêm.

Nói thêm về tình trạng luộc đồ khi đi sửa điện thoại thì có vô vàn cách tráo hay thay đổi linh kiện. Việc ký lên các linh kiện chỉ làm cho bạn yên tâm chứ không có tác dụng nhiều. Vì họ có thể bóc vỏ tem mác hoặc thay đổi chữ ký rất dễ dàng. RAM là dễ thay đổi nhất vì đều gắn các chíp phổ biến và cuối cùng là pin.

Để giảm bớt rủi ro thì bạn luôn có các biện pháp đề phòng. Khi điện thoại bạn bị hỏng, bạn nên nhờ người thân có kinh nghiệm kiểm tra giúp xem máy hư ở đâu. Nếu bạn đem ra trung tâm sửa chữa điện thoại thì cần cẩn thận ghi rõ sêri, làm dấu hoặc chụp hình lại để so sánh. Và nếu có điều kiện, bạn nên ngồi xem thợ trực tiếp sửa máy.

Lựa chọn địa chỉ uy tín

Có rất nhiều địa điểm uy tín được đánh giá cao trên mạng hay thậm chí bạn có thể đem ra trung tâm chăm sóc khách hàng lớn để nhận được những dịch vụ tốt và ưu đãi hơn. Tốt nhất không nên ham rẻ nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm đối với thị trường linh kiện điện thoại.

Bên cạnh đó, những cửa hàng uy tín sẽ cho bạn những chương trình hậu mãi tốt hơn, chế độ bảo hành dài hơi cho các phụ kiện thay thế bởi họ tin tưởng vào chính những thứ đã thay cho bạn. Hàng tốt thì không sợ điều gì đúng không. Ngoài ra, các quy trình tiếp nhận bảo hành, sửa chữa cũng bài bản như ký ghi nhận trực tiếp lên linh kiện, biên lai nhận, biên lai thanh toán chuẩn mực để tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng. Tránh trường hợp thợ sửa thay thế linh kiện để bán kiếm lời.

 

Có nên sử dụng smartphone trong nhà vệ sinh hay không?

(Techz.vn) Gần đây xuất hiện nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề "có nên sử dụng smartphone hay tablet khi đang đi toilet hay không?" Một chủ đề không cũ cũng không mới nhưng thực sự thú vị.