Wikileaks là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên đăng tải các nội dung được gửi đến vô danh và các thông tin rò rỉ của các loại tài liệu chưa công bố khác nhưng vẫn giữ gìn tính nặc danh của nguồn tin. Website của tổ chức ra mắt và xuất hiện trên internet vào tháng 12 năm 2006, do The Sunshine Press điều hành.Tổ chức này tự mô tả là được thành lập bởi những người Trung Quốc bất đồng quan điểm, cũng như các nhà báo, nhà toán học, và những nhà công nghệ của các công ty mới thành lập từ Hoa Kỳ, Đài Loan, châu Âu, châu Á và Nam Phi. Báo chí và tạp chí The New Yorker vào tháng 7 năm 2010 nói rằng Julian Assange, một nhà báo người Úc và là một nhà hoạt động Internet, là người điều hành tổ chức. Chỉ trong vòng một năm sau khi ra mắt, website tuyên bố cơ sở dữ liệu của họ đã có hơn 1,2 triệu tài liệu. Từ khi ra đời, Trang Wikileaks đã công bố hàng chục nghìn tài liệu mật của nhiều nước trên thế giới.
Thông tin mật về các cuộc chiến lớn, giết hại người dân tàn sát.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2010, một đoạn video được đăng tải trên website có tên gọi Vụ giết người ngoài dự kiến (Collateral Murder) được cung cấp bởi một binh nhất tên Bradley Manning (22 tuổi).
Đoạn video được quay vào năm 2007 trên một trực thăng Apache, miêu tả lại cảnh giết người bừa bãi hơn một chục người ở ngoại ô New Baghdad trong đó có 2 nhân viên của hãng tin Reuters.
Đoạn video đã đưa Wikileaks trở thành cổng thông tin chính cho các báo cáo tài liệu và video nặc danh và chính xác từ các chiến trường xa xôi. Binh sĩ Mỹ Bradley Manning đã bị bắt giữ sau khi được xác định là người cung cấp thông tin này và đang phải chịu án 35 tù giam vì vi phạm Đạo luật Tình báo.
Vào ngày 25/7 năm 2010, WikiLeaks theo như thông báo từ trước đã chính thức công bố hơn 92.000 báo cáo mật về cuộc chiến Afghanistan được viết từ tháng 1-2004 đến tháng 12-2009, bất chấp sức ép từ chính phủ Mỹ.
Wikileaks đã chia sẻ số tài liệu mật này cho ba tờ báo lớn là New York Times (Mỹ), Guardian (Anh) và tạp chí Der Spiegel (Đức) với điều kiện ba tờ báo này cùng đăng tải vào ngày 25-7.
Cuối tháng 8 năm đó, WikiLeaks tiếp tục tung ra số còn lại gồm 15000 tài liệu liên quan đến cuộc chiến Afghanistan. Các tài liệu cho thấy có vô số lần liên quân Mỹ - NATO đã xả súng vô tội vạ vào các thường dân Afghanistan vì tưởng họ là những kẻ đánh bom liều chết của Taliban. Quân đội Mỹ đã thành lập một nhóm sát thủ mang tên "Sát Thủ 773" có nhiệm vụ bắt giữ hoặc ám sát các nhà lãnh đạo Taliban và Al-Qaeda - với số lượng mục tiêu lên đến khoảng 2000 người.
Lực lượng Taliban đã sử dụng các vũ khí như tên lửa tầm nhiệt đất đối không, súng phóng lựu để tấn công lực lượng không quân của Mỹ - NATO, mà số vũ khí được cho là lấy từ số các vũ khí mà CIA đã chuyển giao cho Afghanistan để chống Liên Xô vào những năm 1980.
Sau đó, Ngày 22/10/2010 một loạt 391.831 tài liệu về cuộc chiến Iraq và được thế giới mô tả là "quả bom sự thật". Mặc dù chính quyền Mỹ thông báo rằng họ không thể ước tính được số dân thường thiệt mạng nhưng theo tài liệu được công bố thì 285.000 nạn nhân trong đó ít nhất 109.000 người thiệt mạng từ tháng 3-2003 đến cuối năm 2009 - đó là hậu quả của "những cuộc tắm máu" (Julian Assange).
Wikileaks trở thành cổng thông tin chính cho các báo cáo tài liệu, video nặc danh và chính xác
Tài liệu mật của các nhà lãnh đạo thế giới
Ngày 28/11/2010, Wikileaks đã công bố 251.287 điện tín ngoại giao trong vòng ba năm của Bộ NgoạI giao Hoa Kỳ (sự cố Cablegate) và gửi cho 5 tờ báo lớn New York Times (Mỹ), Der Spiegel (Đức), Le Monde (Pháp), Guardian (Anh), El Pais (Tây Ban Nha), Aftenposten (Oslo, Na Uy), mang tới góc nhìn chưa từng có về việc tranh cãi của các đại sứ quán Mỹ trên thế giới, quan điểm phía sau "cánh gà" của giới lãnh đạo nhiều nước và những nhận định về nguy cơ hạt nhân và khủng bố.
Ngày 8/4/2013, WikiLeaks tung kho lưu trữ tìm kiếm, chứa 1,7 triệu tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1973-1976, trong đó có nhiều tài liệu của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger.
Vào tháng 9/2009, Wikileaks đưa ra một loạt danh sách và địa chỉ của những người mà họ nói là thuộc về đảng cực hữu BNP của Anh. BNP sau đó nói danh sách này là “sự giả mạo ác ý”.
Và trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2008, Wikileaks còn cho ra các bức ảnh chụp lại màn hình chứa hộp thư email, ảnh và sổ địa chỉ của ứng viên cho chức phó Tổng thống Mỹ là bà Sarah Palin.
Ngày 20/10/2016, sử dụng tài khoản Twitter của mình, WikiLeaks “ném một quả bom khổng lồ” vào cuộc bầu cử tại Mỹ khi đưa ra tuyên bố gây sốc: Không có cuộc bầu cử nào tại Mỹ. Chỉ có sự củng cố quyền lực. Cuộc bầu cử tổng thống gian lận, truyền thông gian lận và ứng cử viên gian lận đang thúc đẩy sự củng cố quyền lực đó.
Các tài liệu gây tranh cãi khác được trang mạng này đưa ra bao gồm một bản Quy trình Hoạt động chuẩn tại Trại Delta, là tài liệu đưa ra chi tiết những hạn chế đối với tù nhân tại vịnh Guantanamo.
Các cơ sở hạ tầng và nguồn lực ảnh hưởng đến Mỹ
Ngày 06/12/2010, WikiLeaks tiếp tục công bố danh sách các cơ sở hạ tầng và nguồn lực quan trọng trên thế giới mà "nếu mất mát có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, an ninh kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ".
Danh sách bao gồm các tuyến cáp ngầm dưới đáy biển, các hệ thống viễn thông, hải cảng, đường ống dầu khí, các công ty kinh doanh... ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Điều đáng nói ở đây là danh sách này được ngoại trưởng Mỹ yêu cầu các nhà ngoại giao của mình thu thập.
Bí mật của CIA
Mới nhất, WikiLeaks đã phát hành một tập hợp rất lớn các tài liệu mà họ gọi là "Year Zero". Bộ tài liệu khổng lồ - hơn 8.000 trang - bao gồm hàng loại các bí mật về các hoạt động tin tặc có thể gây rắc rối cho các cơ quan tình báo và Chính phủ Mỹ cũng như phá vỡ các mạng lưới gián điệp trên toàn thế giới.
WikiLeaks “bắt tay” Anonymous để phát tán tài liệu bí mật
Trang mạng WikiLeaks vừa có thêm một đối tác cực kỳ đắc lực để cung cấp các nguồn tin bí mật có giá trị, không ai khác chính là nhóm hacker nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, Anonymous.