Nhịp sống số

Nhuận bút tỉ đồng cho 1 bài báo mạng?

Ở Việt Nam, sao chụp và sao chép số mà không xin phép hoặc không trả thù lao cho người nắm giữ quyền đã trở thành thói quen của nhiều người, nhiều tổ chức. Ngay giới tác giả cũng chưa giác ngộ đầy đủ quyền của mình.

Giới tác giả có hai thành phần, hư cấu và phi hư cấu. Hư cấu gồm thơ, văn xuôi, truyện viễn tưởng, cổ tích..., còn lại ở dạng chữ viết là phi hư cấu bao gồm bài báo, thư từ, nhật kí, từ điển và sách về giáo khoa, giáo trình.

Nhuận bút tỉ đồng cho 1 bài báo mạng?-image-1387337685185

Đọc báo trả tiền, xu hướng mới trong thời gian tới

Bài báo rất hay bị sao chụp. Có những bài được dư luận quan tâm, các báo sao chụp lại tràn lan, nếu thu tác quyền có thể có 1 tỉ đồng nhuận bút ngay. Hoặc có những bài thơ, bài văn đang lan truyền trên mạng, nếu bảo vệ được tác quyền thì cũng có rất nhiều tiền.

Nghe nói nếu thực thi đúng pháp luật bảo hộ quyền tác giả thì 18 triệu học sinh sinh viên sẽ bị ảnh hưởng lớn tới việc tiếp cận tác phẩm, các tài liệu nghiên cứu học tập?

Hiện có 22 triệu người thường xuyên sao chép tài liệu qua máy photocopy, trong đó 18 triệu học sinh, sinh viên. Đầu mối của 18 triệu này chính là Bộ GD&ĐT. Nếu làm như các nước, Bộ GD&ĐT sẽ giao cho Sở GD&ĐT thu tiền sao chép của học sinh thông qua học phí, nếu không chúng tôi có quyền yêu cầu họ dừng lại không được sao chụp nữa vì vi phạm luật sở hữu trí tuệ.

Nhuận bút tỉ đồng cho 1 bài báo mạng?-image-1387337621227

Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến

Tháng 11 vừa rồi chúng tôi đã gửi công văn cho Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nêu vấn đề này nhưng chưa thấy hồi âm.

Giới tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trước đây hầu như chưa biết sao chép dưới hình thức sao chụp là vi phạm. Bây giờ Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam là tổ chức đại diện hợp pháp phải có trách nhiệm đòi quyền lợi cho họ.

Nhưng việc bảo vệ quyền tác giả sẽ lại ảnh hưởng tới quyền lợi của số đông người tiêu dùng?

Phải bảo vệ người sáng tác thì các giá trị tinh thần mới sinh sôi nảy nở. Phải đầu tư vào hạt giống chứ không phải đầu tư vào thóc đã rang rồi. Pháp luật hiện nay hầu như chỉ nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng tác phẩm chứ chưa có cơ chế biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền sở hữu tác phẩm.

Ở nước ta đưa ra quy định chỉ bảo hộ quyền tác giả 50 năm sau khi mất (thấp nhất so với thế giới) là không coi trọng quyền tác giả. Những nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao đã được hưởng gì từ việc bảo hộ tác phẩm của mình đâu. Người ta muốn cho hết 50 năm không còn thời hạn bảo hộ để “cho không biếu không” tác phẩm. Nếu không quan tâm đúng mức tới cộng đồng sáng tạo thì khác nào hành động “bắn súng lục vào quá khứ” để rồi bị “tương lai bắn vào bằng đại bác”.

Vấn đề bản quyền ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở văn bản luật pháp, có vẻ như tương thích với pháp luật quốc tế nhưng hoạt động thực so với quốc tế vẫn là khoảng cách xa vời. Bởi thời đại công nghệ số, người sử dụng càng tiếp cận tác phẩm dễ bao nhiêu thì ý thức về bản quyền càng lơi lỏng bấy nhiêu.

Tình trạng vi phạm bản quyền hiện nay đang ở mức độ nào thưa bà?

Rất nghiêm trọng. Năm 2012, vi phạm bản quyền giảm từ 93% xuống hơn 80% vì nước ngoài họ quản chặt bản quyền phần mềm máy tính, còn thực tế đối với lĩnh vực xuất bản phẩm gần như không cải thiện là mấy. Âm nhạc thu được 2,5 triệu USD nhưng chỉ bằng 1/20 thậm chí 1/50 so với thực tế, trong khi Hàn Quốc thu 112 triệu USD, Đức thu 1 tỉ USD.

Na Uy chỉ có 4,6 triệu dân, lĩnh vực sao chép đã thu được 40 triệu USD, bình quân 8 USD/người. Hiệp hội chúng tôi mới thu được 600 triệu đồng tiền cấp phép sử dụng số từ Viettel và mấy doanh nghiệp khai thác nội dung ở dạng số hóa, một con số quá nhỏ nhoi.

Hiện nay cả thị trường sao chép đang được tự do, không ai ngăn cấm. Theo khảo sát của Hiệp hội chúng tôi, riêng trang web Việt Nam Thư quán họ đưa lên bằng tiếng Việt khoảng 200 nghìn tác phẩm và như vậy riêng trang web này đủ giết chết nền xuất bản Việt Nam.

Nhuận bút tỉ đồng cho 1 bài báo mạng?-image-1387337648080

Doanh thu quảng cáo chưa đủ sức giúp người làm báo có thu nhập ổn định

Để thu đúng thu đủ thì cần phải làm những việc gì?

Trước hết các chủ sở hữu phải đoàn kết trong hành động tập thể, trong lĩnh vực thực hiện quyền sao chụp và sao chép số, nếu không tự quản lí được thì ủy quyền cho các tổ chức quản lí tập thể.

Hiệp hội rất cần tập hợp thật nhiều ủy quyền, có ủy quyền thì chúng tôi mới đòi quyền lợi được. Bây giờ chúng tôi mới có 3.185 ủy quyền cá nhân, 152 ủy quyền tập thể. Vi phạm bản quyền dưới hình thức sao chụp và môi trường số vô cùng nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc khai thác bình thường. Nếu cứ thế này, ngành xuất bản không thể ngóc đầu lên được.

Cảm ơn bà!

Đọc thêm: Vợ con người bảo vệ nhà báo Thu Uyên bị đe dọa tính mạng

Chân Phương

Theo: Tiền Phong