Blog công nghệ

Nhìn lại một năm thăng trầm của Google

Không giống như những năm trước, 2013 này không chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn đến từ Google. Gần 365 ngày vừa qua, Mountain View (nicknam của Google) chỉ tập trung vào cắt gọn các dịch vụ của mình và kết hợp chúng lại. Một năm vừa qua không chỉ là việc củng cố vị thế số một, mà còn là những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Cùng tổng hợp xem một năm vừa qua Google :

Nốt thăng của Google

1. Google mua lại Waze và bước ngoặt với OFT

Trong năm 2013 này chứng kiến một số thương vụ mua bán lớn trong giới công nghệ, đặc biệt là khi Năm ông lớn thể hiện sự giàu có của mình cho thiên hạ, nhưng vụ thâu tóm Waze của Google mới là thứ đáng đồng tiền bát gạo và thu hút được sự chú ý của mọi người nhiều nhất.

Nhìn lại một năm thăng trầm của Google-image-1388134637536

Gã cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất thế giới đã mua lại dịch vụ mạng giao thông xã hội Israel vào hồi tháng 6 với cái giá 1 tỉ đô la Mỹ, nhưng ngay sau đó suýt chút nữa bị OFT (Office of Fair Trading - Văn phòng Thương mại công bằng) ngăn chặn. Đó được coi là một mức giá hời đối với Google, vì khi OFT điều tra bất cứ thứ gì mà bạn vừa mua, nghĩa là bạn vừa lấy về được một món hàng thấp hơn so với giá thực của nó.

Còn gì để phân tích thêm nữa nhỉ? Google không hề bỏ phí một đồng cắc nào mà hãng đã chi. Bằng chứng rõ ràng nhất là việc Waze đã góp một phần vào bản cập nhật mới của Google Now, với khả năng xác định và thông báo vị trí cho người dùng.

2. Giá cổ phiếu cao chót vót của Google

Nếu như bạn nghĩ giàu như Google thì giàu thêm cỡ nào nữa có lẽ là hơi lầm. Vào hồi tháng 10 năm nay giá cổ phiếu của ông lớn này tăng 13.3% chỉ sau một đêm, và tăng đến 35% tính cho cả năm 2013. Cùng với đó chiến lược kinh doanh quảng cáo trên các thiết bị di động của Google cũng giúp hãng trở thành công ty có giá trị lớn thứ hai sau Apple, vượt qua cả Microsoft.

Đây là một bước tăng trưởng thần kì đối với cty. Mặc dù giá trị hiện tại của Google là vào khoảng 334 tỉ đô, thua xa Apple với 461 tỉ đô, nhưng số tiền này cũng đủ để bất cứ ai nghe đến cũng phải lắc đầu lè lưỡi với độ giàu có của ông lớn này.

3. Chromecast là sản phẩm bán chạy như tôm tươi

Một trong những thứ gây bất ngờ nhất năm 2013 chính là chiếc Google Chromecast, một thiết bị stick cho phép người dùng lướt web - xem phim trên TV thông qua internet. Khác xa so với iTV của Apple, nhưng Chromecast lại đang thành công một cách kì lạ.

Nhìn lại một năm thăng trầm của Google-image-1388134659062

Tuy chỉ mang đến một vài tác vụ nhỏ như lướt web, xem YouTube hay Netflix được truyền phát từ thiết bị di động Android, nhưng nó lại là sản phẩm bán chạy nhất trên trang mua sắm Amazon vào tháng 10 vừa rồi. Nhiều người đang hướng đến năm 2014 với hi vọng Chromecast 2 sẽ mang đến nhiều tính năng hơn phiên bản đầu tiên này.

4. Kỉ nguyên thống trị của Nexus

Thương vụ mua sắm đình đám Motorola của Google bắt đầu mang đến những quả ngọt, với sự xuất hiện của hai mẫu smartphone Moto X và Moto G. Có thể nhiều người đã từng nghĩ rằng Google quyết định khai tử dự án Nexus. Rõ ràng là tại sao hãng lại để cho hai dòng sản phẩm của mình cạnh tranh trên một thị trường, đặc biệt là khi đế chế Android đang trở nên vững mạnh hơn bao giờ hết?

Ừhm...Có lẽ tốt nhất là không nên mất công suy nghĩ về câu trả lời mà chỉ mình Google có thể đưa ra được. Nhưng nhân tiện nói về dòng sản phẩm Nexus...

Năm 2013 đánh dấu sự tham gia cuộc đua thực sự của dòng máy Nexus trong thị trường di động, với chiếc Nexus 5 do LG sản xuất cùng giá bán 300$. So với người đàn anh Nexus 4 ra mắt vào cuối năm ngoái có cấu hình hơi 'lỗi thời' vào lúc đó, thì Nexus 5 xuất hiện với thông số và giá bán hoàn hảo đến mức không ai có thể cưỡng lại. Cơ mà chiếc tablet Nexus 7 phiên bản 2013 cũng đạt được thành công tương tự luôn đấy, mặc dù chỉ nâng cấp cấu hình và thay đổi nhỏ về thiết kế.

5. Google Play đạt cột mốc 50 tỉ lượt tải ứng dụng

Chỉ mới cách đây vài năm, người ta còn chê ỏng chê eo kho ứng dụng được ví như đống rác của Google, nhưng vào tháng 07 vừa rồi, Google Play (hay CH Play) đã đạt được cột mốc 50 tỉ lượt tải ứng dụng. Kết quả này cho thấy Android vẫn đang đạt được những thành công chói lọi không thể chối cãi.

Nhìn lại một năm thăng trầm của Google-image-1388134684210

Ngoài ra thì hãng cũng đã bắt đầu trả tiền cho các nhà phát triển ứng dụng. Trong nửa đầu năm 2013 thì tổng số tiền mà Google đã chi trả lớn hơn toàn bộ năm 2012 gộp lại. Và điều này cũng có nghĩa là sẽ có ngày càng nhiều người đến với nền tảng di động Android của hãng hơn.

6. Android tiếp tục thống trị quê nhà

Một trong những điểm sáng nhất của Google trong năm vừa qua chính là việc đứa con cưng Android chính thức vượt qua iPhone để trở thành ông vua mới trong thị trường di động. Đến quý 3 năm 2013 thì 70% trong tổng số các smartphone bán ra chạy nền tảng Android. Chính nhờ sự sự đa dạng trong lựa chọn của người dùng - từ hàng cấp thấp cho đến siêu cấp - đã giúp cho Android tiếp tục thống trị thị trường, không chỉ hiện tại mà trong nhiều năm sắp tới.

7. YouTube tiếp tục sinh lời

Một câu chuyện vui khác để những vị lãnh đạo của Google có thể chạ cốc champagne trong buổi Tất niên cuối năm, đó chính là YouTube. Dịch vụ chia sẻ video này đã đạt doanh thu tăng trưởng lên đến 50%, hơn 5 tỉ đô trong năm vừa qua. Có vẻ như chính sách VoD (Video on Demand) và quảng cáo đã mang đến những quả ngọt cho Google. Nhưng nghe đâu hãng còn có hàng tá những thay đổi cho YouTube trong năm 2014 nữa.

8. Chromebook khiến Microsoft phải run sợ

Trong khi Android vẫn đang từ sống khỏe cho đến rất khỏe năm vừa qua, thì Google cũng chứng kiến một nền tảng khác với sự phát triển nhanh chóng. Ngay từ đầu năm đã có một loạt thiết bị sử dụng nền tảng này được ra mắt, đáng kể nhất là mẫu laptop cao cấp Chromebook Pixel. Và dù cho việc HP phải tạm ngưng sản xuất chiếc Chromebook 11 vào tháng vừa rồi do vấn đề nhiệt độ, thì chiếc Samsung Chromebook lại là một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Amazon trong năm nay.

Còn gì nữa ư, sự phát triển đó đã khiến Microsoft cũng phải lo ngại. Với doanh số PC giảm dần đều, MS đã phải chạy một chiến dịch quảng cáo dìm hàng đối thủ, với mục tiêu tập trung là chiếc Chromebook - Rõ ràng những gì Google đang làm là một bước đi đúng hướng.

...Và họ vẫn tiếp tục thay đổi

Nhìn lại một năm thăng trầm của Google-image-1388135112367

Một năm vừa qua Google không phải chỉ có những dự án kinh doanh mang lại doanh thu tỉ đô cho họ. Thực chất hãng vẫn tiếp tục giới thiệu đến thế giới những sản phẩm độc nhất vô nhị mà chỉ có chính họ mới nghĩ ra. Khi mà Glass vẫn còn lâu mới được thương mại hóa, thì Google đã cho ra mắt một dự án khá 'điên khùng' có tên Project Loon. Ý tưởng là gì ư? Ông lớn này sẽ mang đến internet cho toàn thế giới (thực chất là các nước đang phát triển thôi) thông qua những quả bóng bay khổng lồ có khả năng phát Wifi ở độ cao 12000 mét. Vâng, rất điên khùng!

Nốt trầm của Google

1. Thảm họa bình luận mới trên YouTube

Google không bao giờ ngại gây ra những cuộc tranh cãi nảy lửa giữa những người dùng của họ trong năm vừa qua, đáng kể nhất sẽ phải là sự thay đổi về phần bình luận trong trang YouTube.

Nhìn lại một năm thăng trầm của Google-image-1388135068250

Vào tháng 11 vừa rồi thì Google đã bắt buộc người dùng phải đăng nhập vào tài khoản Google+ thì mới được đăng tải bình luận lên YouTube. Có thể là Google muốn có sự hợp nhất giữa các mạng xã hội của họ. Nhưng cũng có thể Google Plus vắng đến nỗi hãng phải tìm cách để nó len lỏi vào những dịch vụ khác của mình. YouTube là một nạn nhân trong đó, và người dùng là người cảm thấy khó chịu nhất với sự thay đổi này.

Thực chất, ngay đến cả người sáng lập YouTube - Jawed Karim cũng lên tiếng chê bai sự 'cải tiến' này của Google.

2. Ra mắt Moto X

Nếu như Nexus 5 là một thành công của Google thì chiếc Moto X sẽ được coi là gì? Nhà sản xuất dưới trướng của Google - Moto đã ra mắt đến hai chiếc điện thoại trong năm nay, và cả hai vẫn chưa được bán ra ngoài thị trường Mỹ. Tuy nhân được sự phản hồi tích cực của giới đánh giá, nhưng với thông số cấu hình vô cùng lỗi thời, dường như Google chi đang muốn xếp hai chiếc smartphone này vào phương án dự phòng cho con cưng Nexus của mình.

3. Dính líu đến PRISM

Câu chuyện Google thu thập thông tin dữ liệu người dùng không còn gì mới mẻ nữa. Vụ scandal đình đám giữa Snowden và NSA tháng 5 vừa qua đã có nhắc đến cái tên Google. Thông tin rò rỉ ra cho biết những ông lớn trong làng công nghệ là Apple, Facebook, Microsoft và Google đã tiếp tay cho chính phủ để truy cập vào thông tin người dùng. Hiển nhiên thông tin này ảnh hưởng không tốt đến Google. Nhưng thực chất đó giờ việc làm này như là văn hóa của cty này vậy, với khá khá lần phải đền bù cho việc làm của mình.

Nhìn lại một năm thăng trầm của Google-image-1388135093600

4. Giết chết Google Reader

Google mang đến rất nhiều cảm xúc cho người dùng năm 2013 này, thật chí là cả sự buồn rầu. Vào hồi tháng 7 này, hãng đã chính thức chấm dứt dịch vụ Google Reader được rất nhiều người yêu thích. Công cụ đọc tin thông qua giao thứ RSS này là một trong những công cụ miễn phí phổ biến nhất. Tuy vậy công ty lại chia sẻ rằng "mặc dù sản phẩm này có những người dùng trung thành, nhưng trong nhiều năm qua lượng sử dụng lại sụt giảm".

Rốt cuộc, chỉ có người dùng là chịu thiệt, dù cho họ đã lập một cuộc vận động với hơn 150.000 chữ kí để níu kéo dịch vụ này.

5. Samsung vẫn là nhà sản xuất thống trị

Thất bại cuối cùng trong bài viết này xin được dành cho câu chuyện Samsung vẫn tiếp tục thống trị thị trường trong năm nay. Gần 365 ngày qua đi nhưng Google vẫn không thể tìm được nhà sản xuất khác cạnh tranh nổi với Samsung trong thị trường di động Android. HTC mới đó đang còn hi vọng thì giờ đã lay lắt, Motorola thì gần như không đóng góp được một chút nào đáng kể.

Sự thống trị của Samsung để lại hai hậu quả: nền tảng Android không thể phát triển hết tiềm năng của nó do bị giới hạn bởi một nhà sản xuất duy nhất, và Samsung có thể bỏ ngang Android để chạy theo nền tảng mới của họ - như thế thì coi như khai tử Android.

Chúng ta cùng chờ xem năm 2014 của Google.

Đọc thêm : Doanh Thu 50 Tỷ USD Của Google Đến Như Thế Nào? 

Tuấn Việt

Theo: HDVietNam