Nhiều chuỗi cà phê nổi tiếng đều "ra đi" nhưng các thương hiệu trà sữa vẫn cứ phát triển mạnh
- Cận cảnh siêu xe Porsche 918 Spyder bọc crôm màu đỏ rực
- Cả Samsung và LG đều sẽ có smartphone màn hình cong 4 cạnh
- Siêu xe nào sẽ bị “khai tử” trong năm nay?
- Khách hàng liên tiếp tố cáo Lazada tạo khuyến mại ảo và hủy đơn hàng
Trong khoảng 2 trở lại đây, thị trường F&B Việt Nam chứng kiến một số thương hiệu nổi tiếng về chuỗi cà phê đã lần lượt ra đi như The KAfe, Coffee Inn, Saigon Café. Thậm chí, ngay cả các thương hiệu quốc tế như Gloria Jean’s, NYDC… cũng đều rút khỏi thị trường Việt Nam. Khác với thị trường cà phê, các chuỗi trà sữa lại phát triển mạnh mẽ, điều này thể hiện rõ nhất ở khu vực miền Bắc. Khá thú vị khi từ trước đến nay, thị trường miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng thường luôn có văn hóa xem trọng cà phê hơn đồ uống ngọt như trà sữa.
Riêng từ đầu năm 2017 tới nay, các vùng đô thị ở miền Bắc xuất hiện hơn 170 thương hiệu trà sữa mới bao gồm tự mở và mua nhượng quyền từ các đơn vị có tiếng. Không giống như 2016, làn sóng trà sữa trong năm nay đã nở rộ mạnh mẽ tại các tỉnh ngoài khu vực Hà Nội, đặc biệt ở Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh và Phú Thọ. Tính riêng mỗi Bắc Ninh, 30 thương hiệu trà sữa đã xuất hiện tại nơi đây chỉ từ trong tháng 03 và 04/2017. Theo đó, những thương hiệu này bao gồm từ mô hình nhỏ dạng ki-ốt lẫn các quán có đầu tư tương đối về mặt bằng gồm từ 15 đến 20 bàn.
Theo nguồn tin, Ding Tea có hơn 100 điểm bán và TocoToco với khoảng 60 cửa hàng, cả 2 đều đang dẫn đầu thị trường hiện nay. Tiếp đến, đó là những thương hiệu vốn đã xuất hiện lâu, khẳng định được chất lượng nhưng chưa mở rộng mạnh như Chatime, ChaGo, ChaChaGo. Dẫu vẫn còn khá mới mẻ, các chuỗi nhượng quyền khác từ nước ngoài cũng đang chiếm lĩnh một thị phần tương đối tại Hà Nội như Bobapop, Citea Fun, Blackball. Nhiều thương hiệu nổi tiếng từ TP. HCM cũng đã đặt chân ra Hà Nội như GongCha, Trà Tiên Hưởng...
Điều đáng chú ý, Goky và Mr.Good Tea mới xuất hiện nhưng phát triển với tốc độ chóng mặt. Sau 5 tháng hoạt động, Goky hiện có hơn chục cửa hàng, đồng thời cũng sắp mở tiếp 6 điểm mới trong tháng 5 tại Hà Nội. Tương tự Goky, chỉ sau hơn nửa năm hoạt động, Mr. Good Tea có trên 20 điểm bán ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc khác. Trà sữa là món đồ uống được yêu thích đối với khách hàng trẻ. Về vấn đề thiết lập cửa hàng cũng như nhân sự pha chế, trà sữa vẫn có công thức dễ hơn so với các đồ uống khác đã khiến đồ uống này trở thành "trend" rất mạnh trong thời gian qua.
Các thương hiệu áp dụng chiến lược Marketing nhiều nhất vẫn theo kiểu khuyến mại, giảm giá, phát hành deal và voucher. Chẳng hạn, các thương hiệu áp dụng chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 tại những điểm mới khai trương. Việc kết hợp với các đơn vị phát triển ứng dụng Marketing cho F&B như Meete, Clingme... cũng được sử dụng phổ biến để tiếp cận nhanh nhất đến cộng đồng giới trẻ, những người mê công nghệ. Bà Amy Trương – chủ thương hiệu TocoToco cho rằng: “Trà sữa là một thức uống không kén người dùng và đặc biệt phù hợp cho giới trẻ cũng như cả giới văn phòng. Mùa hè gần kề nên số lượng các điểm bán mới theo mô hình này sẽ còn nở rộ thêm nữa.”
Ông Hoàng Việt – chủ thương hiệu Mr Good Tea nhận định: “Đầu tư cho một quán trà sữa thường không tốn quá nhiều chi phí; Yêu cầu mặt bằng không đòi hỏi cao như nhà hàng/cà phê; Nguyên vật liệu thì có nhiều nguồn uy tín chất lượng; Giải pháp công nghệ cũng có các đơn vị thứ 3 cung cấp; Nhân viên đa phần là sinh viên và không đòi hỏi quá khắt khe về quy trình nghiệp vụ… Do vậy nhìn chung, đầu tư cho một quán trà sữa là lựa chọn tương đối hợp lý trong bối cảnh kinh doanh F&B tại miền Bắc hiện nay”.
Trong khi làn sóng mỳ cay cũng như bánh mì đang có dấu hiệu hạ nhiệt, trà sữa vẫn luôn đồ uống được ưa chuộng. Kể từ lúc xuất hiện đầu tiên vào 2000, trải qua hơn 15 năm hiện diện tại thị trường Hà Nội, trà sữa vẫn phát triển mạnh mẽ và chưa thấy có dấu hiệu điểm dừng. Tuy nhiên, điều này cũng khó có thể trường tồn mãi, chắc chắn sẽ có những đợt thanh lọc xảy đến khi có quá nhiều thương hiệu liên tiếp mọc lên, cạnh tranh với nhau.
Việc tối ưu trải nghiệm của thực khách như đầu tư vào các kênh đặt hàng qua Tổng đài, Website, App, Facebook cùng các kênh giao hàng, thanh toán... đang được các thương hiệu chú trọng nhiều hơn. Ngay cả chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên cũng được chuẩn hóa rõ rệt tại nhiều chuỗi. “Các mô hình trà sữa vẫn sẽ bùng nổ trong thời gian tới nhưng cũng phải đòi hỏi sự tính toán cẩn thận và bài bản nhất. Nếu cứ nghĩ rằng mở ra sẽ có khách, vấn đề thất bại và đóng cửa cũng chỉ là việc sớm muộn”, ông Hoàng Việt chia sẻ.
TP HCM: Xe máy được chạy ngược chiều để giảm ùn tắc giao thông?
(Techz.vn) Do khu vực vòng xoay Nguyễn Kiệm – Phạm Văn Đồng – Nguyễn Thái Sơn xảy ra ùn tắc kéo dài nên cơ quan chức năng cho phép các phương tiện xe hai bánh được phép lưu thông hai chiều trên một số đoạn đường.