Nhịp sống số

Nguyên nhân Apple chọn Trung Quốc thay vì Mỹ

Nguyên nhân Apple chọn Trung Quốc thay vì Mỹ

Apple đã và đang thành công rực rỡ với chính sách "Xuất khẩu sản xuất" khi tận dụng tối đa thị trường Trung Quốc và có vẻ như trong tương lai gần hãng không có sự định đem công việc này về lại đất Mỹ


  

Mối lương duyên của Apple và Foxconn khiến "Táo" gắn bó với Trung Quốc hơn


Aple đã vướng vào nhiều vụ lùm xùm liên quan đến việc sản xuất ở Trung Quốc, và mới đây, Apple lại tiếp tục “truyền thống” của mình sau khi tung ra iPhone 5. Một bài báo gần đây trên trang “Cult of Mac” đã so sánh Apple với Timbuk2, một hãng sản xuất túi du lịch ở Mỹ, đã rất tự hào khi đặt hầu hết các nhà máy sản xuất của mình ở San Francisco, một trong những địa điểm đắt đỏ nhất trên thế giới. Các công nhân ở đây cũng không bị buộc phải làm thêm giờ hay bị trả lương thấp, và Timbuk2 vẫn cũng không hề phải gồng mình trước những khó khăn tài chính như nhiều hãng sản xuất ở Mỹ khác. Điều này làm khiến người ta phải băn khoăn: " Liệu rằng Apple có thể chuyển tất cả công đoạn sản xuất về lại Mỹ?"

"Táo" Mỹ giờ đây đã thành "Táo" Tàu!

Chúng tôi đã viết bài về Timbuk2 và đã giảng dạy về trường hợp này trong nhiều năm. Bằng những hiểu biết của mình, chúng tôi đảm bảo rằng việc dời các nhà máy của Apple về Mỹ không phải là một hành động khôn ngoan và nếu cứ cố làm vậy Apple chắc chắn sẽ gặp vấn đề lớn.

Vấn đề ở đây không phải là chi phí lao động.  Trên thực tế, chi phí lao động đóng vai trò rất nhỏ đối với cả Apple và Timbuk2. Theo các thống kê, chi phí các linh kiện (thường là như nhau ở các công ty) mới chiếm phần lớn trong các khoản chi của Apple.

Công nhân làm việc tại Foxconn - nguồn cung hàng chủ yếu cho Apple

TImbuk2 đặt các nhà máy ở Mỹ bởi vì hãng này sản xuất các túi xách theo yêu cầu của khách hàng, nhận đặt hàng qua hệ thống website và những người đã đặt hàng sẽ không thể chờ đợi hàng tuần để nhận túi chuyển đến từ Trung Quốc bằng đường biển, trong khi vận chuyển bằng máy bay lại rất tốn kém và ẩn chứa nhiều rủi ro. Một trường hợp tương tự là hãng thời trang Zara, hãng này chọn là điểm đặt các nhà máy sản xuất của mình ở châu Âu, nơi có chi phí lao động đắt đỏ. Tất nhiên, Timbuk2 cũng sản xuất rất nhiều túi xách ở Trung Quốc, nhưng đây là sản xuất đại trà theo những mẫu mã chung và bán buôn với mức giá chỉ bằng một phần nhỏ so với túi xách tùy chọn kiểu châu Âu, và hoàn toàn không có áp lực về thời gian.


Apple không chế tạo các sản phẩm theo ý muốn cá nhân của khách hàng, vì thế mà Apple cũng không có nhu cầu vận chuyển nhanh iPhone hay iPad — tất cả sản phẩm của Apple đều được tiêu chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt, giống như kiểu túi đại trà của Timsuk2, vì thế không cần thiết phải đặt các nhà máy gần với đối tượng khách hàng cuối cùng. Hơn nữa, Apple cũng không thường xuyên thay đổi sản phẩm của mình   — iPhone 5 có thể sẽ còn được bán trong 1 hay 2 năm tới. Điều quan trọng hơn với Apple là nguồn cung, yếu tố kỹ thuật và sự linh hoạt trong sản xuất.

Những sản phẩm thành công của Apple mang nặng dấu ấn của lao động Trung Quốc

 Apple là một công ty lớn và, như một bài báo ấn hành trên New York Times  vào tháng 1 năm nay đã chỉ ra, quy mô sản xuất Apple yêu cầu cộng với việc thường xuyên là các thay đổi kĩ thuật không định trước (trong bài viết, Steve Jobs đã yêu cầu thay đổi hoàn toàn màn hình của iPhone trước ngày bán chính thức chỉ hơn 1 tháng) yêu cầu tính linh động rất lớn trong quá trình sản xuất cùng với số lượng các kỹ sư tầm trung ở quy mô lớn tới mức đơn giản là không thể có tại Hoa Kỳ (để tuyển được 8700 kỹ sư để sản xuất iPhone, Trung Quốc cần 15 ngày trong khi tại Mỹ là…9 tháng)

Với số lượng cực lớn công nhân làm việc kín 24/24h, Foxxconn đáp ứng mọi yêu cầu về sản xuất  của Apple

Ở Trung Quốc, nhà sản xuất có thể huy động hàng ngàn công nhân để thực hiện các thay đổi đó ngay trong một đêm, và nguồn cung lao động dồi dào cho phép các nhà máy này tăng giảm năng suất một cách nhanh chóng. Ở Mỹ, không một nhà máy nào có thể thuê đến 250,000 lao động làm việc cả ngày lẫn đêm với vô số các nhà cung cấp nguyên liệu ngay bên cạnh. Vì vậy, quyết đinh lựa chọn địa điểm không phụ thuộc vào chi phí lao động, mà phụ thuộc chủ yếu vào các rủi ro trong sản xuất và địa điểm mà cho phép quản lý các rủi ro này một cách tối ưu ( tham khảo thêm tại đây)

Sẽ còn rất lâu nữa mới có một sản phẩm của Apple mang dòng chữ này

Ngoài ra, nhiều công ty cũng có thể chuyển về Mỹ từ Trung Quốc vì lợi thế về tốc độ vận chuyển cũng như các cơ sở hạ tầng ở Mỹ, nhưng điều chắc chắn là Apple không nằm trong các công ty này.