Khám phá mới

Người duy nhất trong lịch sử thế giới bị tru di thập tộc, chua xót lý do phải chịu đại án diệt họ

Trong lịch sử, tru di là mức án vô cùng tàn nhẫn, nổi tiếng ở phương Đông. Nhiều quốc gia áp dụng hình thức xử phạt nổi tiếng này, có thể kể đến như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… “Tru” có nghĩa là giết, “di” là giết sạch. Đúng như tên gọi của nó, án tru di là xử tử hàng loạt, gồm cả người phạm tội lẫn thân nhân của họ trong nhiều đời.

Người xưa cho rằng mối quan hệ gia đình truyền thống rất sâu sắc. Nhiều tội danh nặng nề gây ảnh hưởng đến quốc gia như phản quốc, phạm thượng, tạo phản, soán ngôi sẽ bị áp dụng hình phạt này để “nhổ cỏ tận gốc”, răn đe.

tru-di-thap-toc-1
Hình minh họa

Hai loại tru di phổ biến nhất là tru di tam tộc (giết sạch ba họ) và tru di cửu tộc (giết sạch chín họ). Nhưng lịch sử thế giới nói chung, Trung Quốc nói riêng có một trường hợp phải nhận án tru di thập tộc (giết sạch mười họ). Đó là ông Phương Hiếu Nhụ.

Phương Hiếu Nhụ (1357 – 1402), là đại thần nhà Minh. Năm 1398, Chu Nguyên CHương mất, Yên vương Chu Lệ về tranh ngôi với Chu Doãn Văn. Năm 1402, Chu Lệ đăng cơ trở thành Minh Thành Tổ. Ngay lập tức bậc quân vương này ra lệnh xử tử toàn bộ đại thần trung thành với Chu Doãn Văn. Phương Hiếu Nhụ nằm trong số đó.

tru-di-thap-toc-3
Hình minh họa

Nhiều đại thần đã chủ động ra hàng Chu Lệ, chỉ có Phương Hiếu Nhụ vẫn một mực giữ nguyên lập trường không khuất phục. Chu Lệ rất trọng tài năng của vị đại thần này, muốn giữ ông lại nên nhắc nhở thuộc hạ khuyên người này quy hàng. Thậm chí ngày lên ngôi, Chu Lệ còn muốn Phương Hiếu Nhụ viết chiếu lên ngôi cho mình.

Dù bị ép, Phương Hiếu Nhụ vẫn tỏ rõ thái độ, không chịu viết chiếu. Ông gào thét tuyên bố dù có bị tru di thập tộc cũng không làm việc đó. Nghe xong, Chu Lệ tức giận ra lệnh phanh thây Phương Hiếu Nhụ rồi vứt xác ra chợ. Không chỉ vậy, họ hàng, gia tộc, học trò vị đại thần cũng bị giệt danh. Có đến 873 người ra đi trong vụ đại thảm án này.

tru-di-thap-toc-2
Hình minh họa

Ngoài Phương Hiếu Nhụ, một số đại thần khác như Hoàng Tử Trừng, Tề Thái, Thiết Huyễn cũng nhận án tru di, nhưng không đến mức tru di thập tộc. Chính vì quyết định tàn nhẫn này mà Chu Lệ sau này bị lên án kịch liệt, bất chấp ông là vị vua tài năng vượt trội trong lịch sử Trung Quốc.

 

Vị giáo sư toán học duy nhất ở Việt Nam là tướng tình báo nổi tiếng, ẩn mình dưới vỏ bọc đặc biệt

Có 3 bằng kỹ sư, 2 bằng tiến sĩ nhưng nhà khoa học tài ba này lại là một sĩ quan tình báo. Có thể nói, ông là trường hợp độc nhất vô nhị ở Việt Nam.