Nghiên cứu của HP: Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt lạc quan về sự phục hồi kinh tế hậu COVID-19
Nghiên cứu này khẳng định vai trò của chuyển đổi kỹ thuật số trong quá trình hồi sinh hậu COVID-19, đồng thời cung cấp một loạt giải pháp công nghệ từ HP để hỗ trợ SMB ở Việt Nam, không chỉ phát triển sản phẩm và dịch vụ mà còn giúp thúc đẩy hoạt động và tiết kiệm chi phí.
Tính đến ngày 22/10, Việt Nam - đất nước với 95,5 triệu dân - đã xác nhận tổng cộng 1.148 trường hợp nhiễm COVID-19, với 1.049 ca hồi phục và xuất viện. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cách chờ đợi và theo dõi tình hình, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia phản ứng nhanh với dịch và ngăn chặn bùng phát dịch thành công hai lần – làn sóng đầu tiên vào tháng 3 và tháng 4, và đợt thứ hai vào tháng 7 1.
Theo các chuyên gia nhận định, việc áp dụng linh hoạt và sáng tạo chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và kiểm soát COVID-19 đóng vai trò quyết định trong thành công của cuộc chiến chống lại đại dịch tại Việt Nam 2. Nhờ việc ngăn chặn ban đầu, sự hỗ trợ của chính quyền Trung Ương và tinh thần hợp tác của người dân đối với công cuộc chống dịch, Việt Nam đã khôi phục lại hầu hết các hoạt động kinh doanh để phục hồi kinh tế 3.
Sự bùng phát của COVID-19 tuy đã làm suy yếu hoạt động kinh tế ở Việt Nam nhưng không thể thay đổi những biến chuyển kinh tế xã hội đang diễn ra. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thể hiện sự lạc quan về bối cảnh sau COVID-19, với 72% được khảo sát tin rằng họ sẽ tồn tại, và 65% tin rằng họ sẽ phát triển mạnh sau đại dịch – theo nghiên cứu mới nhất của HP Inc. về SMB ở Châu Á - Thái Bình Dương. Con số này tương đối cao so với mức trung bình lần lượt là 60% và 53% tại các quốc gia khác tham gia cuộc khảo sát.
Bên cạnh đó, SMB tại Việt Nam cũng thể hiện sự tích cực trong dự báo tăng trưởng cho năm tới - với 41% kỳ vọng tăng trưởng, tương đối cao so với mức trung bình 16% của cuộc khảo sát. Trong bối cảnh thế giới hậu COVID-19, SMB Việt Nam từng bước hình dung lại các mô hình kinh doanh nhằm đảm bảo các chiến lược và công cụ phù hợp cho việc trở lại mạnh mẽ và linh hoạt hơn, với 47% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam cho rằng việc áp dụng kỹ thuật số là chìa khóa để đưa doanh nghiệp phát triển sau đại dịch.
Theo số liệu của cuộc khảo sát này, vẫn có 34% doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát cho rằng COVID-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, ưu tiên trước mắt chỉ đơn giản là sống sót qua cuộc khủng hoảng và điều đó có nghĩa là theo dõi chặt chẽ dòng tiền để xây dựng và tăng trưởng trở lại. Khi đề cập đến ba chiến lược phục hồi hàng đầu, đối tượng SMB được khảo sát tại Việt Nam cho rằng ba lĩnh vực chính hỗ trợ việc phục hồi bao gồm: 1 - tiếp cận các khoản tài trợ và cho vay, 2 - đổi mới sản phẩm và dịch vụ, và 3 – hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường tiêu dùng. Về các yếu tố được cho là cản trở thành công, các doanh nghiệp đề cập đến việc tuyển dụng, chiến lược tiếp thị phù hợp và thiếu bí quyết đổi mới.
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là huyết mạch của nền kinh tế Việt Nam nhưng đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, Việt Nam đã thành công trong cuộc chiến chống lại COVID-19 và điều này củng cố niềm tin về việc phục hồi sau đại dịch”, ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Điều hành HP Việt Nam cho biết. “Nghiên cứu này cho chúng tôi những hiểu biết vô cùng giá trị về sự lạc quan của SMB tại Việt Nam, và cách chúng tôi có thể đưa ra các giải pháp và đổi mới phù hợp với thị trường hỗ trợ các doanh nghiệp điều hướng qua thế giới hậu COVID”.
Các dịch vụ và giải pháp của HP giúp SMB Việt Nam tiếp tục thúc đẩy những trải nghiệm “lấy khách hàng và nhân viên làm trọng tâm” trong bối cảnh thế giới hậu COVID
Sự bất ổn toàn cầu sau đại dịch được coi là rào cản chính ngăn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng đạt được thành công trong kinh doanh. Chỉ những doanh nghiệp có thể phục hồi nhanh chóng sẽ vượt qua được thử thách này. Đại dịch đã giúp chỉ ra những lỗ hổng kỹ năng làm kiềm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp SMB cần đươc hỗ trợ để không chỉ phát triển các sản phẩm và dịch vụ mà còn để tạo môi trường cho sự đổi mới. Để hỗ trợ SMB tại Việt Nam thích ứng với bối cảnh làm việc linh hoạt mới, các dịch vụ và giải pháp của HP dựa trên ba trọng tâm chính:
- Đổi mới trải nghiệm: Phát triển một hệ sinh thái gồm các thiết bị, công cụ và tài nguyên giúp xây dựng các kỹ năng mới và thúc đẩy tư duy sáng tạo để phát triển các sản phẩm và dịch vụ, xây dựng quy trình làm việc mới và kỹ thuật số hóa cách thức hoạt động của SMB ở Việt Nam. Ngoài ra, HP cũng hướng tới việc trang bị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam những kỹ năng và nguồn lực cần thiết để hồi sinh và phát triển thông qua các thiết bị trải nghiệm đổi mới, giúp thúc đẩy quy trình làm việc, cải tiến cách thức làm việc để xây dựng các mối quan hệ khách hàng và đối tác mới.
- Nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật: Cung cấp danh mục sản phẩm cho phép doanh nghiệp dễ dàng kết nối ở mọi nơi, đảm bảo sự liền mạch và năng suất kinh doanh, đồng thời bảo vệ dữ liệu của họ để đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh làm việc mới. Các giải pháp của HP sẽ giúp SMB tại Việt Nam đảm bảo năng suất, luôn được kết nối với công việc in ấn và làm việc khi di chuyển với khả năng bảo mật và khả năng phục hồi cao hơn.
- Đẩy nhanh hiệu quả hoạt động: Hiểu rõ tầm quan trọng của dòng tiền đối với SMB, HP cung cấp một hệ sinh thái thay thế việc mua sản phẩm công nghệ thông tin trả trước vốn rất tốn kém bằng các giải pháp giúp doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới, với các dịch vụ và sản phẩm mới tiết kiệm hơn. HP tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dự đoán để phục hồi các hoạt động kinh doanh.
Năm nay chắc chắn sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức, nhưng các doanh nghiệp SMB Việt Nam có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của những năm gần đây sẽ quay trở lại trong năm tới. Song hành với sự tự tin là sự trợ giúp từ các giải pháp sáng tạo của HP, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ có đủ khả năng để tăng tốc và củng cố vị thế của mình khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi.
Phương pháp khảo sát Tổng cộng 1.600 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hoàn thành cuộc khảo sát từ ngày 26/5/2020 đến ngày 7/6/2020, bao gồm 200 cuộc phỏng vấn tại các thị trường: Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Chỉ Chủ sở hữu, Đối tác, Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Giám đốc tài chính hoặc Giám đốc của doanh nghiệp có dưới 200 nhân viên đủ điều kiện tham gia khảo sát. Các cuộc phỏng vấn được chia đều giữa Doanh nghiệp siêu nhỏ (<10 nhân viên), Doanh nghiệp nhỏ (10-49 nhân viên) và Doanh nghiệp vừa (50-199 nhân viên). Các ngành đại diện bao gồm Bán lẻ / Bán buôn, Sản xuất, Dịch vụ Chuyên nghiệp, Chăm sóc sức khỏe, Giáo dục và Dịch vụ Tài chính. |