Blog công nghệ

Nghe Vợ người ta và xem Cô dâu 8 tuổi ít thôi người Việt ơi

Với đa phần giới trẻ tại Việt Nam, việc sử dụng công cụ tìm kiếm Google hằng ngày gần như đã trở thành một thói quen. Sự phổ biến của Google lớn đến mức, công cụ này thậm chí còn trở thành một câu “thành ngữ” theo kiểu “Cái gì không biết thì tra Gúc Gồ”. Vậy nên, từ xu hướng từ khóa được sử dụng để tìm kiếm trên Google, ta có thể nhận thấy những vấn đề đang được quan tâm chú ý đặc biệt bởi giới trẻ.

Có một thực tế rằng trong top 10 từ khóa được người Việt tìm kiếm nhiều nhất năm 2015, tất cả đều thuộc về hạng mục giải trí với sự xuất hiện dày đặc của các bài hát và những bộ phim bom tấn.

Dẫn đầu danh sách tìm kiếm năm vừa qua là ca khúc Vợ người ta của Phan Mạnh Quỳnh. Sơn Tùng MTP cũng trở thành hiện tượng của năm khi có đến 3 ca khúc được lọt vào top 10 của bảng xếp hạng từ khóa. Những bộ phim như Fast & Furious 7 hay Cô dâu 8 tuổi cũng trở thành các hiện tượng tìm kiếm của năm tại Việt Nam.

Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu người ta không đặt bảng xếp hạng này cạnh bên các bảng xếp hạng về xu hướng tìm kiếm ở một vài quốc gia khác. Cư dân mạng bắt đầu so sánh và nhận ra rằng, trong khi người Việt thích nghe “nhạc thất tình” thì người Nhật chú ý đến một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu là tổ chức hồi giáo cực đoan IS. Trong khi đó với người Sing, điều mà họ quan tâm nhất chính là mức độ ô nhiễm tại chính Singapore.

Điều này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, phải chăng suy nghĩ của giới trẻ Việt đang quá lệch lạc.  Sự quan tâm của cộng đồng dường như chỉ dừng lại ở lĩnh vực giải trí, trong khi các vấn đề xã hội khác dường như bị xem nhẹ và xao lãng. Nhiều người còn nâng tầm quan điểm hơn khi cho rằng, sự khác biệt này thể hiện sự chênh lệch văn hóa giữa các quốc gia. Rằng trình độ dân trí ở Việt Nam đang ở mức báo động.

Sự khác biệt giữa top 10 từ khóa tìm kiếm của người Singapore (bên trái) và của người Việt Nam (phải). Người Việt có vẻ như quan tâm nhiều đến lĩnh vực giải trí hơn là người Singapore.

Sẽ là quá khắt khe nếu áp dụng suy nghĩ đó và áp đặt vào toàn bộ giới trẻ Việt Nam. Đặc biệt là khi nhìn sang quốc gia láng giềng Thái Lan với xu hướng tìm kiếm cũng toàn là phim và ca nhạc.

Tuy nhiên, chỉ cần đọc phần giải nghĩa 10 từ khóa tìm kiếm top đầu của người Việt Nam được đăng tải trên tờ tạp chí tên tuổi Bloomberg, bạn sẽ không khỏi chạnh lòng mà có suy nghĩ rằng, “Phải chăng người Việt đang thực sự có vấn đề với sở thích nghe Vợ người ta và xem Cô dâu 8 tuổi?”.

10 từ khóa được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trên Google theo giải nghĩa của Bloomberg:

1. Vợ Người Ta – Bài hát về một chàng thanh niên khóc thương sau khi bạn gái cũ đi lấy chồng.

2. Âm Thầm Bên Em –Bài hát về một tay anh chị đã cố gắng thay đổi mình để giành lại tình yêu.

3. Không Phải Dạng Vừa Đâu – Một bài hát của một ca sỹ nổi tiếng Sơn Tùng - MTP nhằm thể hiện cảm xúc.

4. How-Old.net.

5. Fast Furious 7.

6. Khuôn Mặt Đáng Thương – Bài hát về một chàng thanh niên thể hiện nỗi buồn về tình yêu dành cho người bạn gái cũ.

7. Em Của Quá Khứ - Một bản ballad về một người đàn ông chờ đợi sự trở về của người yêu hồi trung học.

8. Cười Xuyên Việt – Chương trình truyền hình tìm kiếm các nghệ sỹ hài mới.

9. Cô Dâu 8 Tuổi – Bộ phim truyền hình Ấn Độ kể về một cô bé bị ép lấy chồng từ năm 8 tuổi.

10. Chàng Trai Năm Ấy –Bộ phim hài kịch lãng mạn dựa trên cuộc đời ca sỹ quá cố Wanbi Tuấn Anh.

 

Những câu nói bất hủ của Tổng giám đốc Google khi đến Việt Nam

(Techz.vn) Dù chỉ lưu lại Việt Nam thời gian ngắn, CEO Google - ông Sundar Pichai đã để lại những ấn tượng đặc biệt với phong cách dân dã, giản dị và những cuộc nói chuyện mang đậm tính gợi mở.