Doanh nghiệp

Nghệ thuật thu phục nhân tài của sếp giỏi: Sếp thì phải cô đơn!

ĐỪNG CỐ TRỞ THÀNH BẠN TỐT VỚI NHÂN VIÊN

Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc nhà lãnh đạo nên hay không thân thiết với nhân viên như anh em bạn bè.

Tất nhiên, nếu cấp trên luôn vui vẻ, thoải mái sẽ tạo không khí làm việc bớt căng thẳng cho cấp dưới. Nhưng, ở cương vị một nhà lãnh đạo, điều quan trọng hàng đầu là phải tạo động lực, thúc đẩy nhân viên phát huy thế mạnh, sở trường. Khi đặt kỳ vọng cho nhân viên, kéo họ ra khỏi vùng "thoải mái" an toàn, họ sẽ tự nhận thức rõ trách nhiệm của mình để từ đó huy động và vận dụng mọi khả năng, công sức cho công việc. Đây chính là những yếu tố giúp họ phát triển bản thân.

Như vậy, việc cố gắng trở thành bạn tốt của cấp dưới tưởng chừng tốt nhưng đôi khi lại lợi bất cập hại.

Một nhà lãnh đạo "khó tính" đôi khi chưa chắc đã là không tốt cho nhân viên. (Ảnh: Internet)

SỐNG CHUNG VỚI CÔ ĐƠN

Trên thực tế, một khi đã ngồi vào ghế lãnh đạo, sếp buộc phải chấp nhận nỗi cô đơn. Các buổi liên hoan tụ tập của nhân viên, sếp mặc định sẽ nằm trong "blacklist" (danh sách đen). Vị trí một người trên nhiều người cũng giống như con hổ trong rừng xanh, khiến mọi vật nể sợ và thậm chí... xa lánh. Nhưng ở vào vị thế đó, người lãnh đạo có trách nhiệm lớn lao hơn phải thực hiện. Sếp nghĩa là đặt người khác lên trên bản thân cũng như lợi ích của tập thể lên trên nhu cầu cá nhân. Điều này đòi hỏi bản lĩnh, tính kỷ luật và cả sự hi sinh.

Làm sếp thì phải sống chung với nỗi cô đơn. (Ảnh: Internet)

CHÌA KHÓA THU HÚT NHÂN TÀI

Để thu hút đượcngười tài, nhà lãnh đạo cần có bí quyết. Bí quyết giống như thỏi nam châm, đúng đắn thì sẽ tạo ra hiệu quả. 

4 "chìa khóa" thu hút nhân tài. (Infographic: Trang)

 

Bị sa thải vì 'Like' đối thủ của sếp trên Facebook

Danny Carter, làm việc cho cảnh sát trưởng B.J. Roberts ở Hampton, Virginia (Mỹ), đã bấm Like tài khoản đối thủ của ông này