Chính phủ Mỹ vừa tiến hành biện pháp ngăn chặn sự tiếp quản một doanh nghiệp châu Âu bởi người Trung Quốc. Đây là một công ty công nghệ của Đức với tên Aixtron SE. Đúng ra thì Aixtron đã thuộc về người Trung Quốc nếu không có sự can thiệp của người Mỹ. Đây là biện pháp được đưa ra trước những lo lắng về việc các công ty công nghệ Trung Quốc đang tìm cách thao túng và tác động đến an ninh của thế giới phương Tây.
Vào cuối ngày thứ 6 vừa qua, Aixtron cho biết thương vụ bị ngăn cản bởi CFIUS (Committee on Foreign Investment in the U.S – Uỷ ban về Đầu tư Ngoại quốc tại Hoa Kỳ). CFIUS đưa ra những cảnh báo lo ngại rằng an ninh quốc gia của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nếu thương vụ trên được hoàn tất.
Thông tin này được đưa ra sau khi Bộ Kinh Tế Đức tiến hành xem xét thương vụ mua lại Aixtron với trị giá 710 triệu USD của Quỹ đầu tư Fujan Grand Chip. Đơn vị này đến từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Công ty chuyên sản xuất chip Aixtron cho biết CFIUS đề nghị các bên “từ bỏ hoàn toàn mọi giao dịch” và rằng Uỷ ban này có kế hoạch đề nghị tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama ngăn chặn thương vụ bởi nó có quá nhiều những rủi ro không thể lường trước. Những nguồn tin thân cận với Aixtron ngờ rằng việc sợ bị rò rỉ công nghệ bán dẫn hiệu quả cao Gallium Nitride hay GaN chính là nguyên nhân khiến cho thương vụ bị đổ bể.
GaN là công nghệ đặc biệt giúp cải thiện các tính năng quân sự của máy phát radar bằng việc thúc đẩy sức mạnh của chính, trong khi lại rất tiết kiệm điện năng. Trước đó Lầu năm góc đã từng sử dụng GaN nhằm cải thiện hiệu suất cho một số loại vũ khí tính vi nhất mà Hoa Kỳ hiện đang sở hữu. Công nghệ này hiện cũng đang được triển khai để tăng hiệu suất của hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc nhằm chặn đứng các mối đe doạ tên lửa từ Bắc Triều Tiên.
Aixtron cũng cho biết thương vụ trên vẫn chưa hoàn toàn chính thức khép lại. Tổng thống Mỹ có quyền ra quyết định ngăn chặn nó hoặc cho phép hoàn tất giao dịch trong thời hạn 15 ngày.
Theo WSJ