Xe A-Z

Mua 20 máy bay 130.000 tỷ và sẵn sàng tài trợ bóng đá: Vì sao chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết 'bạo chi'?

Đây là câu hỏi chung đối với các tập đoàn kinh tế mới nổi ở Việt Nam. Người tích cực thì ca ngợi, còn người tiêu cực thì kiếm chuyện xoi mói.  Năm 2018, FLC Group công bố mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner với tổng trị giá hợp đồng xấp xỉ 5,6 tỷ USD ( khoảng 130.000  tỷ đồng). Trong khi trước đó, FLC đã ký biên bản ghi nhớ mua 24 máy bay A321 NEO của Airbus với tổng trị giá 3 tỷ USD (khoảng 71.000 tỷ đồng).  Nghĩa là chưa kể những khoản chi, tài trợ, dự án khác, chỉ với 2 hợp đồng mua máy bay FLC đã “ngốn” hết hơn 200.000 tỷ đồng.

trịnh văn quyểt

Để giải mã nguồn tiền khổng lổ mà FLC phải bỏ ra, trước hết cần hiểu rõ được dù đây là số tiền lớn, thậm chí rất lớn nhưng không phải cứ ai ký xong là rút ra chừng ấy tiền để trả. Ví dụ như khi ký hợp đồng với Boeing, đây là Hợp đồng nguyên tắc, có đặt cọc. Số lượng máy bay gồm 20 chiếc sẽ được bàn giao bắt đầu từ tháng 4/2020 và kéo dài trong khoảng 2 năm. Với các hãng hàng không, các hợp đồng bán máy bay thường có các tập đoàn tài chính đứng ở phía sau bảo lãnh. Những tập đoàn này “sống” bằng phí bảo lãnh. Do đó, với sự bảo lãnh của các tập đoàn tài chính, bên mua chỉ phải trả số trên dưới 10% số tiền “khổng lồ” trong hợp đồng.

Việc này đã từng xảy ra ở Việt Nam trong phân khúc nhỏ hơn là mua ôtô. Khách hàng có khoản tiền vài trăm triệu đồng đều có thể ra showroom mang một con xe tầm trung với điều kiện là tình hình tài chính lành mạnh, không dính dáng đến các khoản nợ xấu. Khi đó, hãng sẽ gọi các ngân hàng đến để bảo lãnh dưới dạng cho vay trả góp.

Trở lại việc FLC bỏ 130.000 tỷ mua 20 máy bay, sau khi nhận hàng và cho máy bay đi vào khai thác, lợi nhuận sinh ra sẽ được trích một phần để trả gốc và lãi hàng tháng. Việt Nam là một thị trường đang phát triển nhanh, khách đi máy bay ngày càng đông nên vấn đề máy bay sinh lãi không khó. Với kinh nghiệm và sự khôn ngoan, phía bảo lãnh tài chính thừa sức định giá cho loại hình dịch vụ này.

FLC Group có vốn điều lệ gần 7.000 tỷ đồng. Tính đến hết quý I/2018, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn này mới tăng lên là 8.620 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả của FLC đến hết quý I/2018 cũng không hề nhỏ là 14.947 tỷ đồng, cao hơn nhiều vốn chủ sở hữu. Những con số này thoạt đầu khiến nhiều người sẽ cho rằng FLC đang ở trong trạng thái bị “âm vốn”. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy.

Điều đáng quan tâm nhất chính là tổng tài sản. Với số vốn điều lệ 7000 tỷ, tổng tài sản của FLC tới cuối quý I năm nay là xấp xỉ 24 nghìn tỷ đồng và con số này của FLC đang có xu hướng tăng liên tục với tốc độ khá cao. Tổng tài sản được hạch toán trên sổ sách thường thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Như vậy, mức chênh giữa tổng tài sản so với tổng nợ xấp xỉ 10 nghìn tỷ đồng.

trịnh văn quyểt

Còn mới đây, trong trường hợp các nhà tài trợ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam rút lui thì việc ông Quyết bỏ ra số tiền lớn tài trợ cũng là một cách đầu tư vừa có tâm lại có tầm. Bởi, như đã biết, ông Quyết từng là ông bầu của câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa. Việc tài trợ cho bóng đá Việt Nam vừa đem lại những ưu tiên nhất định, vừa xây dựng hình ảnh tích cực hơn cho ông. 

Đúc kết lại, nợ - lãi là chuyện hết sức bình thường trong kinh doanh, là cách để các doanh nghiệp sử dụng vốn một cách linh hoạt và có hiệu quả. Điều quan trọng là những khoản nợ đó phải nằm trong hạn mức cho phép, hơn thế là nợ lành mạnh, có khả năng trả đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn.

 

Tài sản chạm ngưỡng 230.000 tỷ, ông Phạm Nhật Vượng gây bất ngờ vì bộ sưu tập xe sang

(Techz.vn) Sau màn "nhà giàu vượt sướng" hồi cuối tháng 7, Bloomberg mới đây đưa tin tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chạm mốc 10 tỷ đô (tương đương với 230.000 tỷ đồng). Thành công và giàu có, ông Vượng khiến công đồng mạng vô cùng bất ngờ trước bộ sưu tập xe của mình.