Đời sống

Một thần y Trung Quốc bất ngờ bị xóa tên khỏi sách giáo khoa, biết lý do ai cũng bàng hoàng

Một thần y Trung Quốc bất ngờ bị xóa tên khỏi sách giáo khoa, biết lý do ai cũng bàng hoàng

Thời Chiến Quốc ở Trung Hoa, Biển Thước được tôn làm thần y và gần như là một trong những thầy thuốc đầu tiên được lưu danh sớm nhất trong các thư tịch thời xưa. Ông được cho là "cha đẻ" của phương pháp bắt mạch cũng như là người đặt những viên gạch đầu tiên cho Đông y. Vị thế của ông sánh ngang với Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân khi là một trong tứ đại danh y của Trung Quốc cổ đại.

Chân dung Biển Thước

Đáng chú ý, Biển Thước còn có những bước tiến vượt thời đại khi thành thục gây mê và phẫu thuật bất chấp công nghệ thô sơ. Dân gian còn lan truyền câu chuyện Biển Thước làm phẫu thuật hoán đổi trái tim giữa Lỗ Công Hộ và Triệu Tề Anh, giúp cả hai hết bệnh và khỏe mạnh. Chính bởi tài năng và những công lao to lớn đối với y học Trung Quốc mà cái tên Biển Thước được đưa vào sách giáo khoa của đất nước tỷ dân, không ai là không biết đến vị thần y vĩ đại này. 

Sách cổ thời Chiến quốc

Thế nhưng, mới đây Bộ Giáo dục Trung Quốc bất ngờ có động thái xóa sạch tên của thần y Biển Thước khỏi sách giáo khoa khiến ai nấy đều không khỏi bàng hoàng. Nguyên nhân được cho là vì nội dung của những cuốn sách cổ mới được khai quật ở 1 ngôi mộ thời Xuân Thu Chiến quốc tại tỉnh Tứ Xuyên hồi năm 2013. 

Theo đó, những cuốn sách cổ này đều là hồ sơ bệnh án của Biển Thước. Thế nhưng, trong đó lại ghi rõ về quá trình ông chữa bệnh cho cho Thái Hoàn hầu và Tần Vũ vương - hai người sống ở hai thời đại cách nhau hơn 200 năm. Chẳng lẽ Biển Thước lại có thể sống đến hơn 200 tuổi để chữa bệnh cho hai người này?

Biển Thước có thể là nhân vật lịch sử không có thật

Sau quá trình nghiên cứu, đội khảo cổ đã đặt ra hai nghi vấn, đầu tiên là những cuốn trúc thư được khai quật là giả, được dựng lên để làm nhiễu loạn thông tin lịch sử. Giả thuyết thứ 2 là Biển Thước không có thật, đôi khi đó chỉ là tên gọi của những lang y giỏi thời Chiến quốc mà thôi.

Vì không thể chứng minh được sự tồn tại của Biển Thước, cộng thêm yêu cầu khắt khe trong việc xây dựng sách giáo khoa lịch sử nên Bộ Giáo dục Trung Quốc đã quyết định xóa Biển Thước. Từ nay tên của ông không còn xuất hiện trong bất kì cuốn sách giáo khoa hay sách thơ văn,... nào khác nữa. Tuy nhiên, đội khảo cổ vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu thêm các di vật với mong muốn làm rõ ràng thân phận Biển Thước.

 

Kinh ngạc trước kích thước của cá sống trong đập Tam Hiệp, cá chép có con nặng đến 100kg: Vì sao?

Nguyên do khiến cho các con cá trong đập Tam Hiệp có kích thước to đột biến làm rất nhiều người tò mò.