Trên thế giới, việc xây dựng một hệ thống tản nhiệt cho trung tâm dữ liệu là điều khiến rất nhiều nhà đầu tư phải đau đầu. Để các máy chủ hoạt động một cách bền bỉ, nhiệt độ không được tăng quá cao, đồng thời, hệ thống điện phải được đảm bảo. Có những giải pháp tối ưu cho vấn đề này, tuy nhiên, chi phí không hề nhỏ, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng.
Mởi đây, Microsoft đã áp dụng công nghệ tản nhiệt bằng nước theo một hướng đi hoàn toàn khác biệt. Thay vì sử dụng các ống chất lỏng theo dạng truyền thống, hãng đưa hoàn toàn hệ thống máy chủ xuống dưới đáy biển, hay nói cách khác toàn bộ môi trường xung quanh là chất lỏng. Dự án có tên Natick đã thử nghiệm thành công một trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ được vận hành phía dưới mặt nước và được vận hành hoàn hảo trong vòng 3 tháng cách bở Thái Bình Dương của Mỹ gần 1 km.
Một module của dự án Natick. Ảnh: Internet
Ngoài ra, việc đặt các trung tâm dữ liệu bên ngoài biển đem lại những lợi thế không nhỏ khi tiếp cận số lượng người dùng nhiều hơn (thống kê cho thấy 1 nửa dân số toàn cầu sống cách 200km từ bở biển vào đất liền), đồng thời, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn khi đặt gần các khu dân cư. Bên cạnh đó, thời gian triển khai các trung tâm dữ liệu dạng này chỉ trong vòng 3 tháng thay vì 2 năm như các trung tâm thông thường. Một ưu điểm khác đó là việc các trung tâm có thể khau thác năng lượng thủy triều để phát điển, giảm thiểu ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
Rõ ràng, nếu công nghệ này được triển khai một cách rộng rãi sẽ đem lại nguồn lợi rất lớn không chỉ cho các nhà đầu tư, đồng thời, tiếp cận người dùng dễ dàng và giảm thiểu các tác hại đối với môi trường. Tuy nhiên, việc thiếu đi các đội ngũ thợ lặn chuyên nghiệp kiêm IT sẽ khiến ý tưởng này khó thực hiện hơn rất nhiều. Nếu xảy ra sự cố, việc ứng phó sẽ không được linh hoạt và nhanh chóng. Natick được triển khai thành công chỉ khi các module hoạt động ổn định trong vòng 5 năm, sau đó sẽ được cất lên trên mặt nước để bảo trì, nâng cấp.