Giải trí

'Mẹ già' gần 3 thập kỷ cứu chữ cho những mảnh đời bất hạnh

'Mẹ già' gần 3 thập kỷ cứu chữ cho những mảnh đời bất hạnh

Như thường lệ, lớp học miễn phí của cô Côi diễn ra từ 7h30 - 10h30h các ngày trong tuần, với hơn 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và bị thiểu năng trí tuệ, nhằm giúp cho những em học sinh không đủ điều kiện học tập ở các trường bình thường có thêm cơ hội đến gần hơn với con chữ.

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

 

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Thông thường, cô Côi sẽ dạy các bạn đọc, viết, làm toán và kỹ năng sống. Hiện tại, lớp có 23 học sinh, người lớn nhất ngoài ba ngươi và nhỏ nhất chỉ vừa tròn 8 tuổi. Vào 9h hằng ngày, nghe tiếng xe quen thuộc, Chu Ngọc Tùng (25 tuổi) sẽ hô to rằng: “Cô đến rồi, cô đến rồi”. Ngay sau đó, năm bẩy cái đầu đang chụm lại một chỗ sẽ tách nhau ra,mặt mừng hớn hở. Thấy cô, các bạn đều vui như thấy mẹ đi chợ về và từng bạn bảo nhau vào lớp và ổn định chỗ ngồi.

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Vài phút sau, trong căn phòng vỏn vẹn 15m2 vang lên tiếng đọc bài. Tuy nhiên, không ít lần phải dừng lại bởi ở phía cuối lớp học có những tiếng đập bàn ghế, tiếng hát hồn nhiên,... Những hành động bộc phát như thế cô Côi cũng không lấy làm lạ, vì đây là điều vẫn thường xảy ra.

Trong lớp, nhiều khi còn có nhiều chuyện dở khóc, dở cười hơn nữa, nhà giáo chia sẻ: “Cô đang dạy trên lớp thì  ra đấm cô bụp một phát. Có bạn còn ôm lấy tay cô để cắn. Cắn mãi không buông”. Người già nếu bị thương sẽ đau lâu và khó lành hơn người trẻ nhưng cô vẫn chấp nhận hết. Trái lại, cô còn đem quà bánh cho các bạn rồi ôn tồn nói: “Lần sau con đừng cắn cô, đánh cô nữa nhé”

Theo như cô Côi chia sẻ, đồ dùng học tập trong lớp được cô trích từ lương hưu để mua tặng các em. Cô cho biết: “Sách vở cô cho đến đâu là xé hết đến đấy. Cứ cho là xé, cho là xé”. Sau nhiều lần cô nhắc nhở, các em học sinh cũng hiểu ra: Những quyển sách, cây bút đều là mồ hôi công sức của cô nên phải biết giữ gìn.

Dạy trẻ em bình thường đã khó, dạy trẻ thiểu năng còn khó hơn, cô nhẹ nhàng nói: “Có em học mấy năm mà chữ “l” vẫn không nhớ. Có em vừa dạy xong đã quên ngay, mỗi ngày đến lớp đều như mới". Bên cạnh đó, tại lớp học đặc biệt này, cô Côi không chỉ là giáo viên mà còn thực hiện luôn nhiệm vụ của một ý tá: “Có bạn đang đi bộ thì ngã, chảy máu, xầy xước hết mặt mày. Cô lấy bông băng làm sạch vết thương. Cũng có bạn đang học thì lên cơn động kinh, khắp người co giật. Cô để em nằm nghỉ trên bàn. Lấy tay bấm vào các huyệt đạo cho đến khi em tỉnh lại”. 

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

 

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống Nho giáo, bố mất khi cô chưa đầy 1 tháng tuổi, cô Côi lớn lên trong tình yêu của mẹ.Đất nước khốn khó vì chiến tranh, cô Côi vẫn được mẹ cho ăn học thành người. Niềm hy vọng của người góa phụ trẻ đặt hết vào cô con gái nhỏ.

Không phụ lòng mẹ, cô Côi học giỏi chăm ngoan, được thầy cô bạn bè yêu mến và giữ chức lớp trưởng suốt nhiều năm. Ngày ấy, cô là nữ sinh cá tính với tinh thần phấn đấu không ngừng nghỉ, cô chia sẻ: “Lớp trường ngày xưa là phải học giỏi lắm mới được làm. Cô thích đứng nhất lớp cơ. Tháng nào mà mình đứng thứ nhì là mình ức lắm”.

Năm 1959, cô quyết định thi vào Trung cấp Sư phạm. Đến năm 1962, cô học liên thông lên đại học. Tốt nghiệp ra trường, cô được phân công giảng dạy tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. 4 năm sau đó, cô nhậm chức hiệu trưởng của trường.

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Rồi cái duyên lành với nghề gieo chữ cũng thật lạ, cô nhận ra mình muốn làm cô giáo khi đang là học sinh tiểu học: “Khi còn học lớp 3, lớp 4 cô đã dạy chữ cho những chú công an gần nhà rồi, ngày đó còn chiến tranh nên nhiều người không biết chữ". 

Đến năm 1994, UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện chủ trương xóa mù chữ cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Khu vực Thanh Nhàn ngày ấy vốn là tụ điểm nóng của nhiều tệ nạn xã hội. Có vô vàn trẻ em nhập cư đến từ hoàn cảnh khốn khó khác nhau, sống lay lắt, vật vờ, không tương lai, không ước vọng.Cô nhủ lòng: “Nếu không có ai dạy dỗ, quản lý, sớm muộn chúng nó cũng bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội”. Nghĩ là làm, cô Côi đi quanh khu vực, dùng sự chân thành và tình thương của mình để vận động trẻ em lang thang đến lớp học.

Một trong những gương mặt học sinh nổi bật mà cô luôn tự hào khi nghĩ đến là chị Bùi Hương, 27 tuổi. Theo học cô đến năm lớp 9, chị Hương được cô gửi vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Hết cấp ba, chị thi đỗ hai trường: Trung cấp Kinh tế tài chính và Sư phạm. Giờ đây, chị có một công việc ổn định, làm nhân viên soát vé xe bus tại Nhà chờ Vũ Ngọc Phan.

Chị bồi hồi nhớ lại: "Cô đến tận nhà động viên để bọn chị được đi học. Lúc đầu cô thuyết phục không được, vì ngày ấy khổ lắm. Bố mẹ chỉ muốn con cái đi cõng nước, rửa bát thuê kiếm thêm thu nhập. Nhờ những gì cô khuyên, bố mẹ chị mới hiểu ra và cho bọn chị đến lớp. Cô chính là người mang ánh sáng đến cho những đứa trẻ nghèo.”

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Chị ngậm ngùi cho biết: “Với chị cô không chỉ là cô mà còn là mẹ. Cô dạy không  chỉ bằng tình yêu thương của một cô giáo mà bằng cả tấm lòng của một người mẹ .Không có cô thì chị không thể tưởng tượng nổi sẽ có bao nhiêu thanh niên như tụi chị có thể hư hỏng.”

Gắn bó với lớp học “lang thang” tròn 9 năm thì dự án kết thúc, cô Côi cũng đến tuổi về hưu. Dù cho những “người lái đò” khác đã an hưởng tuổi già sau hơn nửa đời người trên bục giảng, cô Côi vẫn cần mẫn “đưa đò” ở cái tuổi xế chiều. Cô gọi đó là sự tự nguyện. Sự tự nguyện xuất phát từ trái tim. Năm 1998, cô dạy miễn phí cho trẻ em nghèo, thiểu năng trí tuệ,… Lớp học ngày ngày vẫn được cô thắp lửa đến tận bây giờ.

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

“Em muốn trở thành bảo vệ. Vì làm bảo vệ sẽ có cơm ăn, còn có áo mặc nữa”, câu nói của Tùng khiến lòng người trở nên ấm áp giữa tiết trời giá lạnh của mùa đông. Những tưởng ước mơ là thứ gì đó xa xôi với những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ nhưng từ ngày học cô Côi, ước mơ là thứ được các em gọi tên rõ ràng nhất.

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Theo lời kể của cô Côi, Tùng đến lớp trong tâm thế là một “đại ca xã hội” do hoàn cảnh vô cùng éo le. Bố mất, mẹ lấy chồng mới, Tùng ở với bà và cậu. Cứ mỗi lần bực lên là cậu lại đánh Tùng mà chẳng cần lấy một lý do. Cùng giọt máu đào, thế mà cậu vẫn đánh em như thể đánh kẻ thù. Tùng hiền lành, ngơ ngác nhưng rồi cũng phải trốn chạy  dưới cơn mưa của những trận đòn roi.

Tùng bỏ đi, em bị kẻ xấu dụ dỗ. Nghe lời người xấu, Tùng không sợ trời, không sợ đất. Hành xử như một đại ca. Biết được hoàn cảnh của Tùng, cô Côi đưa em về lớp học. Sáng cô dạy em học chữ, chiều cô dạy em cách nhặt vỏ lon chai, gom góp rồi mang bán kiếm thêm thu nhập. Cô Côi tự hào chia sẻ: “Ngày nào Tùng cũng đi nhặt vỏ lon kiếm tiền, đến lớp sớm thì quét lớp, quét sân, đợi các bạn ra về hết mới khóa cửa. Em sống có trách nhiệm và quan tâm  bạn bè”.

Có lẽ điều tự hào nhất của một nhà giáo là có thể giúp các em tìm kiếm ước mơ của bản thân. Ước mơ tựa như chiếc hoa tiêu chỉ đường để con người sống ý nghĩa, tốt đẹp hơn. Trong lớp học này, hầu như bạn nào cũng ấp ủ một ước mơ: Khánh Linh, 14 tuổi nói dõng dạc: “Con hứa sẽ học giỏi để sau này làm cô giáo giúp đỡ cho cô”, Lâm Tiến Việt, 19 tuổi có ước mơ làm nghề sửa xe máy, Trung, 29 tuổi ước làm đầu bếp để nấu những món ăn ngon...

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Bà Lê Thị Liên, 75 tuổi là người đưa đón Khánh Linh đi học ở đây trong suốt  6 năm qua chia sẻ: “Cô Côi tốt lắm. Cuối tuần được nghỉ học, Khánh Linh đều nhìn lên đồng hồ và hỏi hôm nay không được đi học à bà?. Cả cuộc đời của cô Côi luôn gắn liền với những cô cậu học sinh ở đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi tầng lớp khác nhau".

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh
Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Sống trong thời chiến, chồng cô đi bộ đội, một mình cô vất vả nuôi năm người con khôn lớn. Vừa làm người bố, vừa làm mẹ, trách nhiệm của cô nặng nề hơn. Cách nuôi dạy con cái của cô khiến nhiều người phải nể phục. Từ ngày sinh con ra đời, cô chưa từng đánh các con một cái nào. Nếu các con hư, cô nhẹ nhàng chỉ dạy. “Mẹ không đánh, nhưng những lời mẹ nói còn thấm thía hơn cả đòn roi”, chị Trần Thị Tường Vân - con gái thứ tư của cô chia sẻ.

Cô tham gia công tác xã hội, vừa dạy dỗ con cái, vừa tăng gia sản xuất. Mọi việc trong gia đình đều do một tay cô quán xuyến. “Vừa đi dạy về là mẹ chị đã ra vườn hái rau băm cho lợn. Không có bố ở nhà, nhiều lúc chị thấy mẹ vất vả quá. Chị thương!”, chị Trần Thị Thúy Nhàn, con gái út ngậm ngùi.

Chú Trần Đức Tiến (87 tuổi) nhớ lại quãng thời gian xa gia đình. Đôi mắt chú đỏ hoen, chú cho hay: “Không giúp gì được cho cô, chú cũng chạnh lòng lắm chứ. Nhưng thời chiến mà, gia đình nào cũng vậy”. Năm 1962, lấy nhau được 10 ngày thì chú nhận lệnh vào Lâm Đồng đóng quân. Từ ấy, tình cảm vợ chồng chỉ có thể gửi gắm qua những bức thư.

Trong suốt 40 năm đi công tác, số lần chú Tiến về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đến nỗi, con gái út còn không nhận ra bố.Thấy thế, chú càng thương cô hơn, chú nói thêm: “Chú tự hào vì đã lấy được một người vợ tháo vát, đảm đang.” Năm 1992, chú được chuyển công tác về lại Hà Nội. Gia đình cô chú được tận hưởng khoảnh khắc sum họp mà không còn bị chia rẽ bởi chiến tranh.

Các con cô bây giờ đều thành đạt. Vợ chồng cô Côi rất tự hào. Chia sẻ về mẹ mình, chị Nhàn kể: “Hồi bé thỉnh thoảng chị cũng hay nói sao mẹ cứ đi suốt thế, sao mẹ chẳng ở nhà.  Thế nhưng về sau chị lại cảm thấy thôi mẹ cứ đi hoạt động xã hội, mẹ được nhiều người kính nể, nhiều người biết đến, thế là mình cảm thấy tự hào.”

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Cảm phục trước tình yêu thương cô Côi dành cho các em nhỏ, chú Nguyễn Văn Kha, Tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Cô Côi là người điềm tĩnh. Tâm huyết với nghề. Ở tuổi thập cổ lai hy, nhiều cụ khó bê nổi bát cơm, còn cô vẫn miệt mài mang con chữ cho bọn nhỏ”.

Me-gia-gan-3-thap-ky-cuu-chu-cho-nhung-manh-doi-bat-hanh

Đôi mắt đã mỏi, đôi tay đã run, nhưng chưa bao giờ cô nghĩ đến việc nghỉ dạy. Cô bảo: “Ngày nào cô còn sức khỏe, thì cô vẫn dạy chứ không bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ lại các em.”. Hành trình thắp lửa ước mơ cho nhóm người yếu thế trong xã hội của cô giáo Côi là minh chứng cho chân lý: Vượt qua khoảng cách về tuổi tác, trí tuệ hay hoàn cảnh sống, những điều xuất phát từ trái tim sẽ dễ dàng đến được với trái tim.

 

Mạnh Quỳnh công khai nói ‘yêu’ Phi Nhung cùng hành động tình tứ ngay tại sân khấu lớn gây xôn xao

(Techz.vn) Trước những chia sẻ của Mạnh Quỳnh dành cho Phi Nhung, hai MC cùng loạt khách mời không khỏi bất ngờ và thích thú.

Tag:

bà mẹ