Xe A-Z

Phượt bằng xe tay ga: Hay nhưng phải biết cách

Ưu điểm của xe tay ga khi đi phượt

Mang lại cảm giác thoải mái

Ưu thế vượt trội của xe tay ga là mang lại cảm giác thoải mái cho cả người điều khiển và người ngồi phía sau. Bởi phần yên xe rộng, êm ái, chỗ để chân có thể chất nhiều hành lý.

Cốp rộng chứa được nhiều đồ

Điểm thứ hai khiến nhiều người thích sử dụng xe tay ga là cốp xe rộng, đựng được nhiều đồ. Trong các chuyến phượt bạn cần mang theo mình rất nhiều hành lý và cốp xe rộng là một trong những lợi thế của xe tay ga.

Ưu điểm của xe tay ga là cốp rộng, chứa được nhiều đồ.

Lốp không xăm an toàn

Hầu hết xe ga hiện đại đều được trang bị lốp không xăm rất an toàn. Trong những chuyến đi dài bạn không sợ phải đối mặt với tình trạng thủng sắm, nổ lốp,... Lốp không xăm giúp xe ít phải bơm, và chẳng may bạn cán phải đinh thì lốp xe cũng từ từ bị xịt chứ không bị xịt ngay như những lốp thông thường.

Tiện lợi khi đổ xăng

Nhiều mẫu xe số phân khối lớn đặt nắp bình xăng bên trong cốp xe. Điều này gây bất tiện cho người dùng, vì nếu như bạn chằng rất nhiều đồ trên yên xe, việc tháo gỡ đồ để đổ xăng quả là một cực hình. Hiện nay, một số mẫu xe tay ga đã thiết kế vị trí đổ xăng phía trước vô cùng tiện lợi. Bạn không cần phải đóng mở cốp mà vẫn có thể bơm xăng đầy

Việc "tiếp nhiên liệu" cho xe ga cũng dễ dàng hơn.

“Nhàn” hơn xe số, đi xa thoải mái hơn

Tại sao đi xe ga lại nhàn hơn xe số? Sở dĩ đi phượt bằng xe ga “nhàn” hơn xe số là do bạn không cần phải phối hợp nhiều giữa chân phanh, chân số và tay ga. Mà mọi thao tác trên xe ga đều được điều khiển bằng tay rất tiện dụng. Xe ga cũng thường được thiết kế với yên xe và tư thế ngồi thoải mái hơn xe số, sẽ rất hữu ích nếu đi đường xa.

Tuy vậy, xe tay ga với cấu tạo và động cơ khác xe số, nếu không biết cách sử dụng thì những sự khác biệt này hoàn toàn có thể trở thành nhược điểm của xe ga trong chuyến phượt.

Nhược điểm khi phượt bằng xe ga

Không đa dạng địa hình

Xe tay ga không thực sự đa dạng trên mọi loại địa hình bằng xe số.

Thiết kế xe tay ga phù hợp để di chuyển trên đường bằng phẳng như trong đô thị nhiều hơn là sử dụng di chuyển trên địa hình đồi núi phức tạp, trèo đèo lội suối. Vì vậy, việc sử dụng xe tay ga làm phương tiện khi đi phượt không phải là sự lựa chọn tối ưu.

Nếu đi đến những nơi hiểm trở, đường sỏi đá hoặc bùn đất, xe ga với gầm thấp và bánh nhỏ rất dễ "mắc cạn".

Chi phí cao hơn xe số

Trong các chuyến đi phượt xa bạn khó tránh khỏi những hỏng hóc cần bảo dưỡng, sửa chữa. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cho xe ga cũng cao hơn so với chi phí sửa xe số. Bên cạnh đó, cũng không ít người cảm thấy “xót” xe khi sử dụng xe ga “bươn chải” trên các cung đường mịt mù sương khói.

Nỗi lo khi đổ đèo

Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo lắng khi đổ đèo bằng xe tay ga.

Nỗi lo của nhiều người khi sử dụng xe ga đi phượt là phải đối mặt với các con đèo. Nhiều người cho rằng việc đổ đèo bằng xe ga kém an toàn hơn khi sử dụng xe côn hay xe số do không thể hãm động cơ bằng số. Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm thì việc đổ đèo bằng xe ga cũng không quá khó khăn.

Khi xuống dốc, người điều khiển xe nên giữ ga nhỏ sao cho vận tốc giữ ở mức khống chế tay lái tốt (40-50km/h). Nếu cảm nhận thấy xe lao dốc quá nhanh, hãy nhấp nhả phanh liên tục để hãm. Bạn cũng nên quan sát và giữ khoảng cách với các phương tiện khác ở phía trước (cách khoảng 30-40 m) khi vào cua nhớ giảm tốc độ trước.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn cho chuyến đi, khi xổ dốc bằng xe ga bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Không nên bóp chết phanh.

  • Không nên rà phanh liên tục khi đang xổ dốc (vì sẽ mất tác dụng phanh do độ nóng của ma sát tạo ra khi rà phanh).

  • Tuyệt đối không tắt máy xe khi đang xuống dốc.

  • Không nên phanh xe khi đã vào cua.

Việc sử dụng xe tay ga khi đi phượt có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu muốn trải nghiệm bằng loại phương tiện này, bạn nên hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho chuyến đi của mình.

 

 

Nếu không muốn bị tạm giữ xe máy, đừng vi phạm những lỗi sau đây

(Techz.vn) Lỗi "đáng sợ" nhất đối với những người vi phạm luật giao thông là bị tạm giữ xe, dẫn đến thiếu phương tiện và thậm chí ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống của chúng ta. Vậy theo luật, những hành vi nào có thể dẫn tới việc bị tạm giữ xe?