Trung Quốc có ăn cắp công nghệ?
Mỹ từng rất nhiều lần cáo buộc Huawei ăn cắp công nghệ của các công ty Mỹ, thậm chí tổng thống Mỹ Donald Trump còn ra sắc lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác với Huawei vì an ninh quốc gia. Chưa rõ đây ra chiêu trò trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay vì Huawei thực sự nguy hiểm với an ninh quốc gia Mỹ, nhưng Mỹ chưa bao giờ công bố bằng chứng rõ ràng cho việc Huawei ăn cắp công nghệ của mình.
Trong khi đó, trong một cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg về các cáo buộc ăn cắp công nghệ của Mỹ, ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập và CEO của Tập đoàn Huawei cho biết: “Mỹ thậm chí còn chưa có những công nghệ đó. Chúng tôi đi trước Mỹ. Nếu chúng tôi đi sau, chính quyền Trump sẽ chẳng tốn nhiều công sức tấn công chúng tôi".
Thực sự những con số đã chỉ ra lời ông Nhậm Chính Phi là hoàn toàn không quá. Huawei là một trong những tập đoàn đầu tư mạnh nhất cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Năm 2018, chi cho R&D của Huawei là hơn 101 tỉ nhân dân tệ, tương đương 15,3 tỉ USD. Con số này chỉ đứng sau Amazon, Alphabet và Samsung.
Nhiều hãng công nghệ của Mỹ còn xếp sau Huawei như Microsoft, Apple, Intel. Trong giai đoạn 2014-2018, chi cho R&D của Huawei tăng trưởng 149%, chỉ dưới Amazon và đứng trên Microsoft, Alphabet, Apple, Intel, …
Riêng về công nghệ 5G, Huawei là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu & phát triển mạnh tay nhất, đồng thời là doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất. Huawei đang giữ 1.529 bằng sáng chế tương đương khoảng 15% bằng sáng chế tiêu chuẩn về công nghệ 5G trên toàn thế giới.
Tính đến cuối tháng 4/2019, số lượng bằng sáng chế 5G mà các công ty Trung Quốc nắm giữ chiếm khoảng 34% trên tổng số bằng sáng chế 5G của toàn thế giới.
Nếu như bạn chưa biết, bằng sáng chế tiêu chuẩn là bằng sáng chế bắt buộc mà bất kỳ công ty nào cũng sẽ phải sử dụng khi chuẩn hóa công nghệ 5G. Huawei đang đứng đầu thế giới, bỏ xa vị trí thứ hai là Ericsson của Thụy Điển và thứ ba với Nokia của Phần Lan.
Nhiều chuyên gia cho rằng lệnh trừng phạt nhắm vào Huawei của Mỹ đồng thời là một nước đi nhằm làm chậm các kế hoạch nghiên cứu 5G của Trung Quốc. Lợi dụng các công nghệ đã được Huawei đã nghiên cứu để đi tắt đón đầu công nghệ mới.
Mỹ mới thật sự là thủ phạm?
Trong khi đó, sự trì trệ của Mỹ về 5G được cho là có liên quan đến những quyết định của Lầu Năm Góc, khi ưu tiên phát triển công nghệ này cho quân đội thay vì cho mục đích thương mại dẫn đến sự hụt hơi trong nghiên cứu và thương mại hóa.
Đây là những con số cho thấy Huawei đang vượt xa Mỹ về công nghệ, thêm vào đó ngày 22/3/2014, tờ New York Times, dẫn nguồn tin từ tài liệu mật do cựu điệp viên (CIA) Edward Snowden cung cấp, đã cho đăng một bài viết nói về việc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đột nhập mạng (hack) vào hệ thống máy chủ của Huawei tại thành phố Thẩm Quyến để ăn cắp dữ liệu.
Chiến dịch tấn công mạng này có tên gọi "Shotgiant" và nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
- Thứ nhất, để thu thập thông tin về cơ chế hoạt động của các bộ định tuyến (router) và bộ chuyển (switch) kĩ thuật số khổng lồ mà Huawei quảng cáo là đang kết nối 1/3 dân số thế giới.
- Thứ hai, theo dõi liên lạc giữa các lãnh đạo cấp cao của Huawei.
- Thứ ba, để lợi dụng công nghệ của Huawei để theo dõi và - nếu Tổng thống ra lệnh - tấn công mạng các quốc gia khác, các gồm cả những nước thân Mỹ và không thân Mỹ - miễn là họ sử dụng thiết bị Huawei.
Tài liệu do Edward Snowden cung cấp có đoạn: "Nhiều mục tiêu của của chúng ta liên lạc với nhau thông qua các thiết bị do Huawei sản xuất. Chúng ta cần đảm bảo khả năng lợi dụng các thiết bị này để tiếp cận những mạng viễn thông cần thiết" trên khắp thế giới.
Qua đây ta có thể thấy rất khó để nói Trung Quốc có ăn cắp công nghệ 5G của Mỹ hay không khi 2 bên đầu có những chiêu trò nhằm hạ bệ đối thủ. Tuy nhiên một điều chắc chắn là khi Mỹ - Trung cùng tham gia vào cuộc chạy đua 5G thì người hưởng lợi sẽ là người tiêu dùng khi càng sớm được tiếp cận với những công nghệ mới và tiên tiến nhất.