Đời sống

'Làng tiến sĩ' số 1 ở Hà Nội: Dòng họ nào cũng có tiến sĩ, 1 họ có tới 9 người đỗ đại khoa

Theo đó, thuộc địa phận quận Bắc Từ Liêm, nằm gọn bên bờ đê sông hồng, Đông Ngạc (hay còn gọi là làng Vẽ) ngày xưa chỉ là 1 ngôi làng nhỏ nhưng rất nổi tiếng với nét đẹp cổ kính đặc biệt là truyền thống và thành tích về khoa bảng.

Hiện tại, theo đơn vị hành chính Đông Ngạc không còn được gọi là làng mà đã là một phường của Hà Nội nhưng nơi đây vẫn còn nhiều di tích, đình, đền, chùa, nhà cổ…

Đông Ngạc không hề mất đi nét truyền thống mà nơi đây vẫn giữ được những nét cổ kính như những công đá, căn nhà nhuốm màu rêu phong hay khung cảnh, trẻ nhỏ chơi đùa bên ngoài chùa.

Báo Mỹ, tờ CNN cũng đã từng miêu tả về ‘ngôi làng khoa bảng này như sau: "Nằm ở ngoại ô của Hà Nội, thường không có tên trong danh sách các điểm đến của khách du lịch, ngôi làng khoa bảng với tuổi đời hàng nghìn năm, hầu như không thay đổi qua nhiều thế kỷ".

Tại đây, đình làng Đông Ngạc được xây dựng vào năm 1600, gây ấn tượng với hình dáng nhìn từ trên cao xuống như đầu của một con rồng. Ngôi đình có gian chính dựng bằng gỗ lim biểu trưng cho sọ rồng, với công chính là mũi và hai giếng như đôi mắt rồng. Đây không chỉ là nơi thờ cúng, hội họp của dân làng mà còn để tưởng nhớ những học giả đã làm nên danh tiếng cho ngôi làng này.

Theo đó, trong khoảng 500 năm, từ đời Trần đến đời Nguyễn, Đông Ngạc đã là vùng đất sản sinh ra 22 tiến sĩ, bảng nhãn, phó bảng và trên 400 cử nhân, tú tài. Theo quy định của triều đình phong kiến, làng khoa bảng là làng có 10 người trở lên đỗ Tiến sĩ.

Đáng nói, các dòng họ Phan, Phạm, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Lê… trong làng Đông Ngạc đều có người đỗ đại khoa, thậm chí có họ còn có tới 9 người đỗ đạt.

"Người đỗ Tiến sĩ khai khoa cho làng là cụ Phan Phu Tiên - Lưỡng triều Tiến sĩ (tức là Tiến sĩ của hai Triều: Triều Trần và triều hậu Lê). Nổi bật nhất trong làng là dòng họ Phạm có tới 9 Tiến sĩ, tiếp đến là họ Nguyễn có 6, họ Phan có 5, họ Hoàng có 4, họ Đỗ và họ Lê có 1 Tiến sĩ" - theo ghi chép.

Thời phong kiến, làng Vẽ vì vậy mà đứng thứ 3 cả nước về số lượng nhân tài đỗ Tiến sĩ. Theo đó, ngôi làng này chỉ xếp sau mộ Trạch ở Hải Dương (36 Tiến sĩ) và làng Kim Đôi ở Bắc Ninh (25 Tiến sĩ). 

Chính vì có quá nhiều nhân tài, học giả mà trong làng xuất hiện không ít các giai thoại về những tấm gương hiếu học. Trong đó, có một giai thoại kể việc những chiếc cổng làng còn có tên Đống Ếch lý do là vì học trò chăm học đến mức tiếng đọc sách gây liên tưởng râm ran giống tiếng ếch kêu.

Điển hình như giai thoại về cụ Phạm Quang Trạch khi kể về việc hàng ngày cụ ra vườn và vịn tay đi vòng quanh các cây cau đọc sách chăm chỉ đến mức cả các thân cây nhẵn bóng đều mòn hết cả.

Theo trang chủ của Sở Du Lịch Thành Phố Hà Nội: “Theo thống kê chưa đầy đủ, làng Đông Ngạc hiện nay có trên 1.000 học vị từ cử nhân đến tiến sĩ, nhiều người được phong hàm giáo sư, hay giữ các chức vụ cao cấp của Nhà nước. Nếu như thời phong kiến có Phan Phu Tiên, Đỗ Thế Giai, Hoàng Tế Mỹ rồi Phan Văn Trường, Hoàng Tăng Bí… thì ngày nay là Hoàng Minh Giám (cố bộ trưởng Bộ Văn hóa), bác sĩ Hoàng Tích Trí (cố Bộ trưởng Bộ y tế), Trung tướng GS.TS Phạm Gia Khánh (Giám đốc Học viện Quân y), GS.TS Phạm Gia Khải (Viện trưởng Viện Tim mạch), TS. Phạm Gia Khiêm (nguyên Phó thủ tướng chính phủ Việt Nam) và nhiều chính khách, nhà khoa học khác."

Tượng Phan Phu Tiên - Tiến sĩ khai khoa của làng Đông Ngạc - tại nhà thờ họ Phan

Đến thời nhà Lê (1428-1788), ngôi làng này cũng được vinh danh là nơi xuất thân của nhiều tiến sĩ. Ngay ở lối kiến trúc ở làng cũng thể hiện rõ truyền thống hiếu học với những cuốn sách được chạm khắc trên cánh cổng làng nằm ở cuối 4 thôn. 

Thậm chí, hiện tại, nhiều gia đình ở Đông Ngạc vẫn có sự ‘cạnh tranh’ về thành tích học tập của con cái.

 

2 vị trạng nguyên gốc Nam Định được xem là 'thần đồng đất Việt': Ai nổi tiếng với bài toán 'cân voi'

Nam Định là nơi sản sinh ra nhiều Trạng Nguyên trong lịch sử phong kiến Việt Nam trong đó có hai nhân vật được mệnh danh là 'thần đồng'.