Ian Burkhart là một bệnh nhân bị liệt vì một tai nạn vào sáu tháng trước. Các bác sĩ đã cấy vào não anh ta một con chip giúp truyền tín hiệu từ não bộ vào máy tính. Giờ đây anh ta có thể chơi Guitar Hero chỉ với suy nghĩ của mình.
(Burkhart có thể chơi được Guitar Hero nhờ vào thiết bị này)
Trưởng nhóm khoa học của dự án này – Chad Bouton cho biết, “khi chúng tôi giải mã được tín hiệu của bộ não, chúng tôi có thể biến đổi nó thành những tín hiệu khác mà cơ bắp có thể hiểu được. Sau đó chúng tôi gửi những xung điện đến cánh tay thông qua da mà hông cần phải phẫu thuật. Khi các cơ bắp của anh ta tương tác với tín hiệu, chúng sẽ tự động di chuyển”.
Burkhart cũng đã có thể đổ nước vào chai hoặc ly, quét thẻ ghi nợ hoặc nghe điện thoại. Đây là lần đầu tiên một bệnh nhân bại liệt có thể làm được những việc như vậy. Có lẽ khoa học viễn tưởng đang bắt đầu đi biến thành thực tế.
Theo nghiên cứu, tại Mỹ, cứ khoảng 50 người thì có một người mắc phải chứng liệt. Trường hợp của Burkhart đem lại hi vọng cho những nhà khoa học khi anh ta đã có phản ứng trong quá trình điều trị cột sống. Đây là tin vui cho nhiều bệnh nhân khác.
Các nhà khoa học cho rằng, trong vòng 5 hoặc 10 năm tới, họ sẽ tiến hành những phiên bản cải tiến hơn nữa bằng việc cho các bộ phận giả (như tay hoặc chân) thu nhận tín hiệu não bộ và biến chúng thành cử động.
Loại chip này cũng có thể áp dụng trên nhiều trường hợp khác. Ví dụ như các bệnh nhân bị đột quỵ, chúng sẽ giúp họ học lại cách sử dụng đôi tay của mình. Tuy nhiên hệ thống này mới chỉ đang giới hạn trong phòng nghiên cứu và cần phải được FDA thông qua nếu muốn áp dụng rộng rãi.
Đến một ngày nào đó, công nghệ thậm chí sẽ có thể giúp con người khôi phục lại não bộ đã bị mất trí nhớ và tạo điều kiện cho việc hình thành những kí ức mới cho bệnh nhân tổn thương não.
Tại một cuộc họp vào tháng 9 năm 2015, đại diện của DARPA Mỹ đã tiết lộ rằng việc cấy ghép có xác định những hoạt động của não từ đó khôi phục lại kí ức. Trong tương lai, Lầu Năm Góc có thể sẽ đầu tư 80 triệu đô cho dự án tiềm năng này.