Khoa học & Đời sống

“Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể mắc sai lầm”: Suy nghĩ này đã đánh lừa thế hệ 9x như thế nào?

Đối với nhiều nhân viên 9x mà nói, họ ít nhiều đều rơi vào hoàn cảnh không biết xử trí thế nào: "Vì sao cơ hội của những người khác ngày càng nhiều, trong khi cơ hội của tôi ngày càng ít? Vì sao một số người cùng tuổi ngày càng lên như diều gặp gió, còn công việc của tôi lại giậm chân tại chỗ, không biết tương lai đi về đâu? Vì sao tôi còn trẻ nhưng lại mất đi sự nhiệt tình và sức sống nên có?"

...

Nếu ví các kỹ năng thăng tiến tại nơi làm việc là vô số chiếc lá của một cây cổ thụ, thì điều mà hôm nay tôi muốn nói đến, chính là gốc rễ mà chúng ta không nhìn thấy được.

Nếu như không giải quyết vấn đề ngay từ gốc, bạn chỉ có thể đi vòng quanh trên bề mặt, ngày càng xa rời mục tiêu thành công.

- 1 -

Anh Châu, một thanh niên 9x, đã rơi vào đau khổ và vướng mắc lớn sau 3 năm tốt nghiệp.

Cũng như rất nhiều người, lúc thi đại học anh Châu không hề biết mình muốn học ngành gì, người nhà bảo anh chọn kế toán vì "là công việc tốt trong tương lai", nhưng nhìn thấy những con số là anh lại đau đầu, học hành theo kiểu đối phó sau một vài năm, đến khi anh bước vào thị trường tuyển dụng thì chợt choáng váng.

Lúc này anh Châu mới nhận ra rằng: Công ty tốt không đánh giá cao trường đại học và thành tích học tập chỉ miễn cưỡng đạt yêu cầu của anh, anh lại không thích vào công ty quá bình thường, cứ như vậy anh đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội từ lần này đến lần khác.

Liên tục trong vài tháng, anh Châu vẫn chưa ổn thỏa chuyện công việc, dưới áp lực rất lớn từ tiền thuê nhà, anh đã lựa chọn thỏa hiệp với hiện thực, tìm một công việc tiếp thị qua điện thoại không đòi hỏi quá cao.

Đây là một vấn đề phổ biến của nhiều người khi đi làm, được gọi là "tâm thái hạn hẹp".

“Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể mắc sai lầm”: Suy nghĩ này đã đánh lừa thế hệ 9x như thế nào? - Ảnh 1.

- 2 -

Thế nào là "tâm thái hạn hẹp"?

Nói trắng ra có nghĩa là thiển cận, suy nghĩ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp bằng một cái nhìn rất nông cạn, từ đó bỏ lỡ những chuyện khác quan trọng hơn, lâu dài hơn, đằng sau tâm thái này thường là câu nói: "Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể phạm sai lầm."

Tuy nhiên, thực tế lại không lạc quan như vậy.

Thông thường khi chúng ta lựa chọn công việc đầu tiên, tốt nhất nên suy nghĩ về những vấn đề sau:

1. Tự nhận thức: Lợi thế của tôi là gì? Tôi thích làm ở vị trí nào?

2. Thông tin về ngành nghề: Tôi nên chọn ngành nào để vị trí đó có giá trị lớn nhất?

3. Phân tích lợi, hại: Cơ hội của công việc đó là gì? Có lợi và hại như thế nào đối với sự phát triển về lâu dài của tôi?

4. Tìm hiểu công ty: Công ty này như thế nào? Có sở hữu năng lực cạnh tranh hay không? Có đáng để mình gia nhập không?

5. Kế hoạch lâu dài: Tôi nên lập kế hoạch cho 5 năm tới như thế nào?

6. Thực hiện các bước gần với hiện tại: Tôi nên làm gì ở giai đoạn này? Các vấn đề chính ảnh hưởng đến việc phát triển sự nghiệp là gì?

...

Thực tế đáng buồn là nhiều người khi lựa chọn công việc đầu tiên đều quá tùy ý hoặc là tìm một công việc bản thân không thích mà cũng không giỏi vì áp lực chi phí sinh hoạt, vì vậy con đường sự nghiệp càng đi càng hẹp, rơi vào một vòng tròn luẩn quẩn tồi tệ.

Trong quá trình tư vấn nghề nghiệp, tôi đã nhận ra một cách sâu sắc, đó chính là, lý do tại sao nhiều người gặp nhiều chuyện không suôn sẻ tại nơi làm việc, là bởi vì họ không dành thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về tương lai, mà lại mất rất nhiều thời gian để đi những đoạn đường vòng, lặp đi lặp lại sai lầm ban đầu.

Nguyên nhân gốc rễ dẫn đến vòng luẩn quẩn tồi tệ này là bởi vì trong tình trạng thiếu tâm thái, người ta thường vội vàng giải quyết vấn đề ngay trước mắt nên đã lơ là vấn đề thật sự quan trọng nhưng trông không khẩn cấp.

“Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể mắc sai lầm”: Suy nghĩ này đã đánh lừa thế hệ 9x như thế nào? - Ảnh 2.

- 3 -

Tôi đã hỏi rất nhiều người trẻ tuổi, họ nói với tôi rằng: "So với tiền thuê nhà sắp phải trả, định hướng nghề nghiệp trong tương lai không gấp bằng, dù gì thì bản thân vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể thử phạm sai lầm, chờ sau này kiếm được tiền rồi, có thời gian hẵng suy nghĩ."

Ban đầu anh Châu cũng nghĩ như vậy.

Nhưng khoảng 3 tháng sau, bạn sẽ gặp phải một chuyện còn cấp bách hơn, đó chính là làm thế nào để thuận lợi có được một công việc ổn định, chỉ việc này thôi đã hao tốn rất nhiều tâm trí và sức lực của bạn, nên việc suy nghĩ về định hướng nghề nghiệp, chờ sau khi thuận lợi trở thành nhân viên chính thức hẵng tính tiếp vậy.

Khó khăn lắm mới có một công việc ổn định, nhưng áp lực sau đó chỉ có tăng mà không hề giảm, mỗi tháng đều có yêu cầu về thành tích công việc vô cùng nặng nề đang chờ đợi bạn, bạn trở về phòng định bình tâm để sắp xếp lại suy nghĩ của mình, thì sếp đã gọi đến báo có cuộc họp khẩn cấp, bạn dần nhận ra rằng thời gian thuộc về bản thân ngày càng ít đi, mỗi ngày bạn đều mệt nhoài vì bận rộn.

Cứ như vậy lần này đến lần khác, bất giác vài năm đã trôi qua, vấn đề quan trọng mà vốn dĩ bạn nên suy nghĩ từ sớm, cho đến khi cảm nhận được sự đau khổ mà bạn thật sự không tài nào chịu đựng tiếp được, khi đó bạn mới quyết tâm cân nhắc thật cẩn thận.

Tại thời điểm này, bạn đang phải đối mặt với một áp lực cực kỳ to lớn từ những khó khăn nội bộ và bên ngoài.

Vài năm tiếp theo, bạn vẫn không biết sở trường của bản thân là gì, thậm chí sẽ ngạc nhiên nhận ra, những năm này, bản thân không có kỹ năng nào cả; mà so với những người trẻ vừa mới tốt nghiệp, sự nhiệt tình và khả năng làm việc của bạn tuột dốc không phanh, bạn đã không còn sự can đảm và niềm đam mê như ban đầu; đồng thời, bạn còn phải đối mặt với áp lực tuổi tác, áp lực chi phí, áp lực (bị thúc ép) kết hôn... khiến bạn không thở nổi.

Vòng luẩn quẩn tồi tệ trong sự nghiệp:

1. Thiếu ý thức lên kế hoạch nghề nghiệp: Chưa từng suy nghĩ chuyện việc làm, tốt nghiệp rồi mới đột nhiên nhận ra bản thân không biết gì cả!

2. Thiếu tâm thái: Đã tìm việc rất lâu nhưng vẫn chưa có công việc nào vừa ý, trong lòng rất sốt ruột.

3. Giảm yêu cầu: Tìm một công việc không đòi hỏi cao, làm việc trước đã, suy cho cùng phải trả tiền thuê nhà.

4. Gặp khó khăn: Làm việc được 3 tháng, nhưng hiệu quả công việc rất thấp, cảm thấy áp lực quá lớn, bắt đầu nảy sinh ý định nhảy việc.

5. Thiếu tích lũy: Công việc không thuận lợi, lương tháng đủ sống, muốn nhảy việc, nhưng chủ nhà lại bắt đầu hối thúc đóng tiền, quả thật không biết bản thân có thể làm gì.

6. Vòng luẩn quẩn tồi tệ: Bất giác mà đã tốt nghiệp 3, 4 năm, đã thay đổi nhiều công việc, nhưng chưa từng suy nghĩ nghiêm túc cho sau này, không giỏi một kỹ năng nào, tuổi tác cũng đã không còn là ưu thế nữa, phải làm thế nào?

Đối với những người trong độ tuổi như anh Châu mà nói, hoặc là năng lực vượt trội - kinh nghiệm của bạn đủ phong phú, thành tích công việc đủ ưu tú, nhà tuyển dụng sẽ trực tiếp đón nhận; hoặc là nhiều kinh nghiệm - đối với nhà tuyển dụng, bạn sở hữu thật nhiều kinh nghiệm thực tế, có thể đối phó với các trường hợp bất ngờ khác nhau, cho dù tuổi tác hơi thua thiệt, họ cũng sẽ sẵn sàng cho bạn một số cơ hội.

Còn với những người bình thường, không có năng lực đặc biệt trong công việc, cũng không tích lũy kinh nghiệm dày dặn ở một lĩnh vực nào: cho dù năm tháng khiến họ trông trưởng thành mạnh mẽ bao nhiêu, thì bên trong lại càng mong manh nhạy cảm bấy nhiêu.

“Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể mắc sai lầm”: Suy nghĩ này đã đánh lừa thế hệ 9x như thế nào? - Ảnh 3.

- 4 -

Trong một bài viết có tên "Chúng ta đã rơi vào cảnh nghèo túng và bận rộn như thế nào?", tác giả đã chỉ ra bằng lời văn sắc bén: "Đặt một việc quan trọng nhưng không khẩn cấp sang một bên, chẳng khác gì một hành động vô nghĩa. Nếu như không thực hiện nó, bạn có thể tiết kiệm được thời gian của hôm nay, nhưng vẫn sẽ tốn thời gian và công sức ở tương lai, bởi vì sớm muộn bạn cũng phải mượn thời gian khác (có thể còn nhiều hơn) để đối phó với nó."

Có người sẽ cho rằng, cuộc đời không ai biết trước được, sao phải bận tâm quá nhiều, ngay từ sớm đã phải bào mòn đầu óc vào việc lên kế hoạch nghề nghiệp?

Trong thực tế, bạn không biết được rằng, nếu như bạn quyết định phải chơi trò chơi "tùy duyên" này cả đời, rủi ro lớn nhất mà bạn phải học cách đối mặt đầu tiên là "lỡ duyên."

Có gần 2000 loại nghề nghiệp, trong khi cuộc đời của mỗi người chỉ có khoảng 7 đến 9 cơ hội để thử nghiệm, do đó, có thể gặp được nghề nghiệp thích hợp nhất với bạn tuyệt đối là một việc có xác suất nhỏ.

Xác suất lớn hơn là: tìm được một công việc nhưng cảm thấy không ổn, vậy thì lại tìm thêm việc khác, kết quả là vẫn cảm thấy không ổn; cứ thử nghiệm như vậy cho đến khi sau tuổi 35, lúc ấy rất khó để có ngành nghề chấp nhận một người mới.

Nhìn từ góc độ này, không có nhiều cơ hội "tùy duyên" cho bạn và tôi ở nơi làm việc.

Sau khi suy nghĩ cẩn thận, anh Châu phát hiện ra rằng, vấn đề "nhảy việc hay là học lên cao" đã từng quấy nhiễu anh một thời gian rất lâu hóa ra không thật sự tồn tại, bởi vì anh chưa từng xem xét đến định hướng nghề nghiệp của mình, nên "nhảy việc hay là học lên cao" nói chính xác hơn thì là "làm cách nào để có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn trước mắt đồng thời không phải gánh chịu những rủi ro về sau?"

Trong tâm lý học, vấn đề này được gọi là "xung đột chọn - loại nhiều lần". Khi một người đối mặt với hai hoặc nhiều mục tiêu, bởi vì mỗi mục tiêu đều có mặt tốt và xấu, mà mọi người không thể chỉ đơn giản chọn một mục tiêu và loại bỏ những mục tiêu khác, khi phải tiến hành chọn lựa nhiều lần sẽ dẫn đến xung đột nội tâm.

Trong lựa chọn của anh Châu, lợi ích của việc học lên cao là sau 3 năm có thể về lại thân phận sinh viên tốt nghiệp khóa này để lựa chọn nghề nghiệp, hạn chế là ở việc học lên cao không phải dễ dàng, cần mất rất nhiều thời gian và công sức, trong khi chuyên ngành có thể lựa chọn để học tiếp lại không nhiều, nghĩ đi nghĩ lại thì chỉ có ngành kế toán mà bản thân vốn không thích, anh thật sự không muốn lặp lại đau khổ như lúc trước, ngoài ra sau khi tốt nghiệp bản thân cũng đã 30 tuổi rồi, không còn lợi thế về tuổi tác nữa.

Lợi ích của nhảy việc là có thể nhanh chóng thoát khỏi công việc và hoàn cảnh đã khiến bản thân phiền lòng, vấn đề là sau đó phải nộp hồ sơ xin việc, phía nhà tuyển dụng sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc trước đây của bản thân để xem thử có nên đưa ra cơ hội phỏng vấn hay không, mà mặc dù làm trong một công ty tốt, nhưng do thành tích công việc kém, vả lại cảm thấy bản thân làm công việc đó rất mệt mỏi, anh cũng không muốn lặp lại con đường cũ.

“Không sao, dù gì mình vẫn còn trẻ, hoàn toàn có thể mắc sai lầm”: Suy nghĩ này đã đánh lừa thế hệ 9x như thế nào? - Ảnh 4.

- 5 -

Anh Châu rơi vào hoàn cảnh như vậy là vì anh đã sử dụng sai nguồn lực.

Muốn giải quyết vấn đề này từ gốc, chỉ có một cách, đó chính là: phân chia lại thời gian và sức lực của mình, đồng thời đặt những việc quan trọng vào trong phạm vi suy nghĩ, tích lũy nguồn lực tương ứng cho những lựa chọn trong tương lai, để ngay cả khi đối mặt với rủi ro cũng có thể giải quyết một cách thành thạo, tự do lựa chọn.

Lúc này, cần phải quyết đoán làm rõ những điều sau:

1. Ra những quyết định dành cho tương lai, đừng suy nghĩ quá nhiều về chi phí chìm

Chi phí chìm là những thứ đã bỏ ra vì những quyết định trong quá khứ, mà bất kỳ quyết định ở hiện tại hay tương lai cũng không thể thay đổi.

Ví dụ như trong trường hợp của anh Châu, anh ấy đã trải qua cảm giác đau khổ và mệt mỏi suốt 3 năm với nghề tiếp thị qua điện thoại, thời gian và công sức trong 3 năm này đối với anh ấy mà nói là "chi phí chìm", nếu anh ấy quyết định thay đổi phương hướng, thì không nên quá lưu luyến "khoảng thời gian bị lãng phí".

Dù sao thời gian cũng đã lãng phí rồi, nếu như sợ bị lãng phí nên không bao giờ dám thực hiện bước đầu tiên, thì đồng nghĩa với sự lãng phí và tổn thất lớn hơn.

Việc này giống như một cô gái không may yêu phải gã trai hư, cách tốt nhất chính là khi cô ấy phát hiện tính cách xấu xí của anh ta thì hãy dứt khoát chia tay, mà không phải chần chừ với suy nghĩ "cũng đã ở bên nhau lâu như vậy rồi, chia tay thì tiếc quá, lỡ như sau này anh ấy thay đổi thì sao?", đến sau này lập gia đình, có con, gặp cảnh bạo lực gia đình mới nghĩ đến chuyện ly dị thì đã muộn rồi, bởi vì lúc đó, toàn bộ sự việc không đơn giản chỉ là xích mích tình cảm giữa cô ấy và anh ta nữa, mà sẽ dính líu đến quan hệ lợi ích của nhiều gia đình, sự việc trở nên rối rắm phức tạp, nỗi đau phải gánh chịu sẽ lớn hơn rất nhiều so với lúc chia tay.

2. Nguyện vọng và năng lực, bạn luôn phải có một thứ

Nếu một công việc khiến bạn cảm thấy đau khổ, bạn cần phải loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cơn đau đó, xem thử rốt cuộc vấn đề là ở nguyện vọng hay ở khả năng.

Thông thường, nhiều người vì không muốn làm nên mới không làm tốt, cũng có nghĩa là cả nguyện vọng và năng lực đều có vấn đề, mới phải đối mặt với đau khổ.

Ví dụ như anh Châu, kế toán không phải là ngành mà anh ấy mong muốn (không đủ nguyện vọng), ngoài ra anh ấy vừa thấy các con số thì lại đau đầu, đặc biệt là khái niệm và cách tính toán phức tạp trong kế toán anh lại càng không thể hiểu nổi, vì vậy mà điểm số chỉ miễn cưỡng đạt yêu cầu (năng lực không đủ), đây cũng là nguyên nhân ban đầu anh Châu liên tục thất bại khi tìm kiếm công việc kế toán; mà anh ấy làm công việc tiếp thị qua điện thoại cũng là bất đắc dĩ (nguyện vọng không mạnh mẽ), ngoài ra anh ấy cũng nhận ra đơn hàng của mình đã rất ít lại còn chậm (năng lực không đủ), vì vậy anh lại một lần nữa rơi vào trạng thái lo âu và đau khổ.

3. Khả năng nhận thức và thực hiện là hai yếu tố chính mở ra khoảng cách tại nơi làm việc

Cuối cùng, anh Châu nhận ra rằng, hóa ra vấn đề cơ bản của bản thân không phải nằm ở việc lựa chọn giữa nhảy việc hay học lên cao, mà là nằm ở việc lựa chọn lại định hướng nghề nghiệp.

Sau khi hiểu được tầm quan trọng của nguyện vọng và năng lực, anh Châu đã dần dần có được câu trả lời.

Đọc đến đây, có lẽ một số người sẽ hỏi: Lẽ nào khi mỗi người lựa chọn nghề nghiệp đều cần phải trải qua quá trình phân tích phức tạp và có hệ thống như vậy sao? Bạn có thể đảm bảo rằng lựa chọn như vậy nhất định sẽ hoàn hảo chứ?

Là một nhà tư vấn nghề nghiệp, tôi có thể trả lời với bạn đầy trách nhiệm: Trong thực tế, bất kì lựa chọn nào vào bất kì thời điểm nào của mỗi người chúng ta không bao giờ là hoàn hảo cả, nhưng vô số sự việc và kinh nghiệm đã cho thấy rằng, những phương hướng và mục tiêu có được sau khi suy nghĩ và phân tích có hệ thống sẽ giúp mọi người dễ dàng tiếp tục kiên trìhơn.

Nếu một người chưa bao giờ suy nghĩ về kế hoạch nghề nghiệp, luôn cảm thấy "chuyện lên kế hoạch sự nghiệp này để sau này hẵng tính đi", khi ấy hố sâu của sự đào thải đã xuất hiện.

Cũng như có một câu nói: Điều đáng sợ l&agragrave;, tình cảnh bản thân bị đào thải chưa bao giờ mất đi, nó chỉ được bạn trì hoãn, lặng lẽ chờ đợi bạn ở một ngày nào đó trong tương lai.

Theo: Trí Thức Trẻ 

 

Không cần học đâu xa, lời khuyên từ 5 "cá mập" của Shark Tank Việt sẽ giúp các bạn trẻ tìm ra con đường đi đúng đắn cho bản thân!

(Techz.vn) Với sự từng trải và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm, các "cá mập" tài ba của chương trình "Shark Tank" đã đưa ra nhiều lời khuyên, lời chia sẻ giá trị giúp giới trẻ Việt Nam định hướng bản thân tốt hơn trên con đường đi tới tương lai.