Sân bay quốc tế đầu tiên của cách mạng Việt Nam: Không phải Nội Bài; HS chuyên Sử chưa chắc biết
Từ tháng 7/1945, Việt Nam đã có 1 sân bay đích thực do chính Bác Hồ chỉ đạo xây dựng, đó chính là sân bay Lũng Cò, thuộc chiến khu Việt Bắc. Đây là sân bay quốc tế đầu tiên của Cách mạng Việt Nam, sở dĩ gọi là sân bay Lũng Cò vì nó nằm trên 1 thung lũng thuộc xóm Lũng Cò, xã Thanh Minh, tỉnh Tuyên Quang.
Sân bay Lũng Cò với đường cất hạ cánh dài hơn 400, và rộng 20m đã mở ra thời kì mới cho hoạt động hàng không quốc tế và đời góp phần mở cửa thông thương với đồng minh, góp phần bổ sung trang thiết bị, tăng cường sức mạnh cho quân đội đánh thắng phát xít. Sau chuyến bay đầu tiên, còn một số chuyến bay của quân Mỹ và đồng minh qua lại, tất cả đều cất hạ cánh an toàn, cho đến khi phát xít Nhật phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Hiện nay, Sân bay Lũng Cò đã không còn hoạt động nữa nhưng di tích sân bay này vẫn đang đón khách du lịch tứ phương đến tham quan nằm tại xã Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang.
Sau nhiều năm phát triển, hiện tại, Việt Nam có 22 sân bay đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế gồm: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Vinh, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Vân Đồn. Tân Sơn Nhất đang là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam, tập trung nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa, kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh thành trong nước và nhiều điểm đến trên khắp thế giới.
Dự kiến vào năm 2030, Việt Nam sẽ hình thành 30 cảng hàng không bao gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc). Trong tương lai, dự kiến sân bay quốc tế Long Thành sẽ lớn nhất Việt Nam.
Không may mất giấy phép lái xe hoặc hồ sơ gốc có được đổi hoặc cấp lại bằng không?
Nhiều người lái xe không may làm mất bằng lái xe hoặc làm hư hỏng hồ sơ gốc, hoang mang vì không biết có được đổi lại hoặc cấp mới bằng hay không? Dưới đây là câu trả lời.