Nhịp sống số

Không chịu nổi nhiệt, Lazada Việt Nam sắp bán mình?

Không chịu nổi nhiệt, Lazada Việt Nam sắp bán mình?

Đánh nhanh, mạnh ngay từ thời điểm đầu, trường vốn đầu tư là những gì mà các đại gia của TMĐT toàn cầu nhắm đến thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, nước ta luôn là một trong những điểm đến khắc nghiệt nhất trên toàn cầu, không chỉ riêng TMĐT. Mới đây, sau những thông tin về Zalora sẽ bán mảng kinh doanh của mình thì Lazada cũng đang chuẩn bị cho một động thái tương tự. Rõ ràng, giống như câu nói của ông Nguyễn Hòa Bình, TGD Peacesoft đã từng nói: "Trong cuộc chơi, không cần biết cách của anh ra sao, chỉ cần là người tồn tại cuối cùng, anh sẽ chiến thắng".

2015 – Một năm khó khăn dành cho TMĐT

Thực sự, 2015 là năm quá khó khăn dành cho TMĐT Việt Nam. Cho dù liên tục có những cái tên mới, bắt đầu khởi nghiệp cùng các chương trình ưu đãi, hỗ trợ từ các doanh nghiệp lớn, tạo nên một sự sôi động đáng kể, song, vẫn còn đó những cái chết, sự sang nhượng được báo trước.

Trước năm 2015, dân số của Việt Nam đạt 90 triệu người, số người dùng internet là 35 triệu người, trong đó khoảng 2 triệu người là sử dụng internet để mua sắm, một con số thực sự khiêm tốn. Đây vừa là khó khăn vừa là tiềm năng dành cho TMĐT. Thực tế, năm 2015, có những sự bùng nổ nhất định về số lượng người tham gia mua bán trực tuyến khi niềm tin đã được tăng cao cùng những cái tên đình đám gia nhập. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nỗi lo về bán hàng online, ngay cả khâu vận chuyển cũng phải được xem xét rất kỹ. Tại Việt Nam, vấn đề không nằm ở phía các nhà đầu tư mà người dùng đã và đang gặp phải những sự cố, bất trắc trong khâu vận chuyển. Hàng hóa không được như mong muốn, thậm chí có những trường hợp “treo đầu dê bán thị chó” hay nhiều mất mát khi hàng được giao.

Việc mua sắm online mang tới rất nhiều khâu, quy trình và chỉ cần làm sai một trong số đó, niềm tin của người dùng ngay lập tức sụp đổ. Người Việt rất nhạy cảm với “phốt”, hơn nữa, lòng tin của họ cũng vốn ở giai đoạn đầu, còn trắng trong, chỉ cần vết mực nó sẽ bị vấy bẩn và không bao giờ trắng lại được nữa. Năm 2015 cũng là năm chứng kiến rất nhiều sự việc tương tự nhưng cách giải quyết của các doanh nghiệp cũng rất “thấu tình đạt lý”, song, thử hỏi có bao nhiêu trường hợp được xử lý theo cách như vậy?

Đó chỉ là những khó khăn chung mà bất kỳ một cái tên nào phải đối mặt kể cả giai đoạn sắp tới. Tuy nhiên, cái chết không bắt nguồn từ phía đó   mà chính là cuộc chơi mà các đại gia tự chọn cho mình. Trong khi những cái khó khăn vẫn chưa được khắc phục, các doanh nghiệp nhận ra một xu hướng khuyến mãi phá giá có lợi cho khách hàng. Đây chính là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của TMĐT 2015.

Rất nhiều trang mua sắm lôi kéo khách hàng, giành thị phần bằng cách áp dụng nhiều trương trình giảm giá khủng. Một phương pháp rất hay để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng Việt Nam, giá rẻ, hàng chất lượng, không còn gì hơn thế. Cái tên đầu tiên hưởng ứng phong trào này là deca.vn, từ một địa chỉ của một lượng người quen rất nhỏ, trang web này đã trở nên quen thuộc với các bà mẽ với nhiều mã khuyến mãi từ 10-30% giá trị thị trường.

Thực chất, chiêu khuyến mãi này không hề mới, bằng cách tung tiền trợ giá khác hàng, tương tự như mô hình mua chung nhận ưu đãi. Tuy nhiên, ngoài cái được về lượng người biết đến, các doanh nghiệp sẽ thoát vốn một cách nhanh chóng, nhiều rủi ro hơn và nếu không trường vốn, việc ra đi là chuyện đương nhiên. Tháng 11/2015, beyeu, một dự án lớn của Project Lana và Webtretho cũng đã sớm dừng bước và ngày cuối cùng của năm 2016, Deca cũng nói lời xin tạm biệt người dùng, hẹn gặp lại ở một tương lai không xa.

Chính cách chơi của các ông lớn như Lazada ảnh hưởng không nhỏ đến những cái tên thấp hơn. Tất cả gây lên một thị trường TMĐT đầy rẫy những khó khăn, không phải ai cũng có thể tồn tại ở cách làm trên. Ngay bản thân Lazada cũng phải bù lỗi vài chục triệu USD mỗi năm, nếu so với những cái tên như Deca hay beyeu thì nó lớn gấp nhiều lần. Zalora, người anh em chung một nhà với Lazada đã từng thành công ở không ít thị trường trên toàn cầu, nhưng tại Việt Nam tất cả đều không có dấu hiệu thăng tiến mà thay vào đó là sự đi xuống. Việt Nam không phải mảnh đất lành đối với những đại diện TMĐT ưu tú trên thế giới và ngay cả những người con như Vingroup cũng chưa chắc đã tạo nên một thành công mới, một nước đi mới. Rõ ràng, xét về vốn đầu tư, Vingroup cũng có rất nhiều lợi thế nhưng bản thân tập đoàn này cũng chỉ là một tay ngang trên thị trường TMĐT.

Nhìn về một khía cạnh khác, không phải ai tham gia TMĐT đều thất bại, có những doanh nghiệp tiên phong như Vật Giá, Peacesoft hay VC Corp. Những cái tên này đang phát triển một cách bền vững và đạt mức tăng trưởng cao trong những năm trở lại đây. Họ cho rằng, vốn không phải thứ quyết định mà thay vào đó là sự dẻo dai, năm bắt và thích nghi với thị trường Việt Nam. Dẫu sao, ba cái tên trên cũng đã tồn tại trong suốt những năm qua và họ hiểu rằng, vốn không phải là tất cả.

Intel hay các công ty lớn cũng đang ra sức mang đến một thị trường TMĐT lớn hơn, mở rộng hơn, đồng thời, sẵn sàng hỗ trợ những ý tưởng táo bạo, những dự án khởi nghiệp tiêu biểu. Thế nhưng, một khi đã lớn mạnh, rời khỏi sự bao bọc và hỗ trợ, liệu những doanh nghiệp TMĐT Việt Nam liệu có thể sống sót, khi họ biết rằng những cái tên tiêu biểu, những biểu tượng mà họ chọn là đích ngắm đang rụng rời theo năm tháng. Lazada có lẽ là thương hiệu gần nhất sắp rời bỏ cuộc chơi.

Chịu chung sự khó khăn, Lazada Việt Nam có thể sẽ bán mình?

Vào đầu tháng 2, CEO Lazada tại Việt Nam cũng đã trao đổi và khẳng định việc công ty này chưa cạn vốn và sẽ không sớm rời khỏi thị trường. Ông cũng đưa ra bằng chứng về tổng giá trị giao dịch hàng hóa của công ty tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Số lượng nhà bán hàng đạt đến gần 6.000, cung cấp 400.000 sản phẩm thuộc 13 ngành hàng khác nhau, mua sắm trên điện thoại chiếm gần 60% trên tổng giao dịch của Lazada. Tất nhiên, Lazada vẫn đang phải đón nhận một “chi phí đầu tư ban đầu dài hạn” cho thị trường Việt Nam.

CEO Alexandre Dardy cũng rất tự tin rằng, Lazada vẫn còn rất nhiều cơ hội, nhiều tiềm năng và triển vọng. Việc họ bỏ ra một chi phí đầu tư lớn là đặt một nền móng vững chắc cho tương lai, song, ở thị trường Việt Nam, liệu còn bao nhiêu thời gian nữa để Lazada xây dựng được nền móng đó, hay chỉ là một cuộc đầu tư dài hơi mà không hẹn này hoàn vốn.

Một thông tin đăng tải gần đây cho thấy, Lazada đang tìm đối tác để bán mảng kinh doanh của mình tại Việt Nam. Quá trình này đã được khởi động từ lâu. Tuy nhiên, bên phía Lazada không hề xác nhận điều này. Nếu trở thành sự thât, Lazada sẽ là cái tên cuối cùng của Rocket Internet rời bỏ thị trường đầy rẫy những khó khăn như Việt Nam.

TMĐT Việt Nam cần phải sự đầu tư nhiều, dài hơi và nắm bắt cơ hội một cách từ từ trong khoảng 5 năm mới có thể hoàn vốn và đạt được một thị phần lớn mạnh. Điều này trái với nguyên tắc đầu tư ồ ạt của cái tên Rocket Internet. Ngay bản thân ông lớn đến từ Đức cũng không còn mặn mà khi chiến lược không còn phù hợp với Việt Nam. Đây là câu chuyện không còn là mới mẻ khi EasyTaxi, Foodpanda, Zalora đang dần ra đi.

Một động thái khác cho thấy Rocker Internet cũng đang dự tính bán đi cả Lazada quốc tế và cái tên đang thương thảo đến từ Trung Quốc. Đây là xu hướng của toàn cầu trong giai đoạn đầu năm 2016 khi lần lượt các thương hiệu lớn thuộc về doanh nghiệp đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới.

 

Lazada đánh dấu cột mốc 4 năm có mặt tại thị trường Đông Nam Á

(Techz.vn) Tại Việt Nam, chặng đường 4 năm cũng là khoảng thời gian Lazada không ngừng nỗ lực góp phần thay đổi diện mạo thị trường, mang lại nhiều trải nghiệm tiện ích cho người tiêu dùng, đặt nền tảng và cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử (TMĐT).