Scorpius

Khối tài sản chung vợ chồng ông chủ Trung Nguyên trị giá bao nhiêu?

Sáng 20/2, TAND TP.HCM xét xử vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cà phê hòa tan Trung Nguyên. Tại phiên xét xử này lần đầu tiên khối tài sản chung để phân chia khi ly hôn được hé lộ chi tiết khi tòa án trưng cầu giám định.

Với khối tài sản đang tranh chấp luật sư của ông Vũ đưa ra đề xuất thân chủ của mình nhận 70% còn 30% được chia cho bà Thảo. Đồng thời trong khối tài sản này luật sư của ông Vũ cũng đưa ra 13 bất động sản chung có giá trị 725 tỷ đồng. Trong đó ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản trị giá khoảng 350 tỷ đồng và bà Thảo đang nắm giữ 7 bất động sản trị giá khoảng 375 tỷ đồng.

Luật sư của ông Vũ đề nghị phân chia 70% cho thân chủ và 30% cho bà Diệp Thảo. Ảnh: Trương Khởi

Về các tài sản khác được xác minh tại ngân hàng (tháng 10/2018) vào khoảng 2.102 tỷ đồng, gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng. Khối tài sản này phía nguyên đơn cũng đề nghị được chia theo tỉ lệ 70% cho ông Vũ, 30% cho nguyên đơn.

Tuy nhiên theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói tại tòa, số tiền được xác định tại ngân hàng chỉ là bề nổi. Rõ ràng khối tài sản được chú ý nhất vẫn là tỷ lệ sở hữu bên trong “đế chế” Trung Nguyên. Vậy bên trong tập đoàn Trung Nguyên có gì?

Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh cà phê, bán lẻ, nhượng quyền thương hiệu, du lịch và bất đông sản. Trong đó công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng chi phối hầu hết doanh nghiệp còn lại.

Cụ thể, các công ty chính trong hệ thống cà phê bao gồm Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là đại diện pháp luật (cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%). Tiếp đó là Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên cũng do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm đại diện pháp luật (Cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30% và 2 cổ đông khác 10%)

Hệ thống doanh nghiệp ngoài cà phêecirc; bao gồm Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchise (ông Vũ có 15% cổ phần, Trung Nguyên Group 85%); Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê (Trung Nguyên Group chiếm 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%); Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30%, 2 cổ đông khác 10%) và Công ty thương mại và dịch vụ G7 toàn cầu.

Ngoài ra Tập đoàn Trung Nguyên còn có hệ thống nhà máy và dự án bất động sản có giá trị đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng. Bao gồm 4 nhà máy tại TP.HCM, Bình Dương, Buôn Ma Thuột và Bắc Giang. Các dự án bất động sản là Thành phố cà phê Buôn Ma Thuột, Dự án khu du lịch cụm thác Dray Sap thượng, Nhà khách Trung Nguyên, Khu du lịch sinh thái M’Drăk.

Tất cả cổ phần, dự án bất động sản, nhà máy của doanh nghiệp dựa trên kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu có trị giá 5.654 tỷ đồng. Như vậy theo số liệu phía ông Vũ đưa ra thì tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng.

Cuối tháng 1, phía bà Thảo đã có đề xuất tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm: Trung Nguyên và G7.

Quyền lựa chọn đầu tiên thuộc về ông Vũ, nghĩa là nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 hoặc ngược lại. Hơn nữa, sau khi đã chọn rồi, ông Vũ vẫn có thêm 1 tháng để suy nghĩ và thay đổi quyết định, theo đó, bà Thảo sẽ tiếp tục tôn trọng và chấp nhận lựa chọn cuối cùng của ông Vũ.

Theo: Zing

 

Không chỉ có bộ sưu tập xe hơn 450 tỷ đồng, Chủ tịch Trung Nguyên còn sở hữu cả xe mui trần "giá rẻ" này

(Techz.vn) Chỉ cần hiếm là mẫu xe đó ngay lập tức được ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Trung Nguyên thu nạp vào garage. Tại thị trường Việt Nam, số lượng dòng xe thể thao Nissan 350Z mui trần không quá 5 chiếc và giá bán dao động từ 530 triệu đến 790 triệu đồng.