Doanh nghiệp

Khám phá quy trình đào tạo phi công nghìn tỷ của Vingroup: Làm sao để Việt Nam có thể "xuất khẩu" phi công?

Khám phá quy trình đào tạo phi công nghìn tỷ của Vingroup: Làm sao để Việt Nam có thể

Vừa qua, chiều ngày 9-7, Tập đoàn Vingroup xác nhận vừa ký kết hợp đồng với tập đoàn CAE (Canada) để hợp tác tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không trong khuôn khổ chuẩn bị nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho hãng hàng không Vinpearl Air sắp ra mắt.

Trước đó, tập đoàn cũng đã ký kết  với CAE Oxford Aviation Academy để thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam.

Vingroup

Dự kiến mỗi năm Vingroup sẽ đào tạo ra 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế

Trong đó, VinAviation School chịu trách nhiệm đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn Cục Hàng không VN (CAAV) và tiêu chuẩn quốc tế được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Thẩm định An toàn hàng không Châu Âu - EASA (European Aviation Safety Agent) công nhận tại Việt Nam. Theo dự kiến, mỗi năm trường đào tạo này sẽ cho “ra lò” 400 phi công và thợ máy đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu thiết hụt phi công ở ngày hàng không Việt Nam.

Riêng Vinpearl Air sẽ thực hiện việc đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác.

Còn nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tải hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do Trường đại học VinUni đảm nhiệm.

Tương lai của Vingroup trong ngành đào tạo nhân lực hàng không

Trong thời buổi mà phi công mà kỹ thuật bay trở nên khan hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, việc Vingroup bắt tay vào lĩnh vực đào tạo phi công là hết sức thiết thực. Hơn nữa, mức lương của ngày này rất cao, giao động từ từ 100 triệu đồng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng - giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng. 

Vingroup không chỉ đặt ra mục tiêu giải quyết được vấn đề khan hiếm phi công ở Việt Nam mà còn có tham vọng xuất khẩu phi công ra thế giới, góp phần làm phát triển các nguồn lực quốc gia, tăng lượng ngoại tệ và đặc biệt là tạo cơ hội cho thế hệ trẻ.

Vingroup

Vingroup sắp ra mắt hãng bay Vinpearl Air 

Đại diện phía CAE - ông  Al Contrino nhận định rằng kinh nghiệm của Vingroup và CAE sẽ giúp dự án gặt hái được thành công trong thời gian ngắn. Theo đó việc tuyển sinh sẽ được tiến hành ngay trong tháng  8-2019.

Hiện nay, thị trường Việt Nam đang có  5 hãng hàng không là : Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific Airlines, Vasco Airlines. Việc Vingroup sắp ra mắt hàng không Vinpearl Air cũng như tham gia vào lĩnh vực đào tạo nhân lực ngành hàng không sẽ là một bước đột phá mới cũng như thách thức cho các hãng hàng không khác.

 

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái LUX SA2.0, chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong khuôn viên VinFast

(Techz.vn) Doanh nhân đứng đầu tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam đã cầm lái chiếc xe chở Thủ tướng Chính phủ, và đi thử trong khu vực đường chạy thử thuộc nhà máy ô tô VinFast vừa chính thức khánh thành sáng nay.