Khoa học & Đời sống

Hộp đen máy bay là gì và tại sao cần tìm nó sau mỗi vụ tai nạn?

Năm 2014 vừa qua là một trang sử quá đen tối của ngành hàng không thể giới. Thậm chí ngay trong ngày cuối của tháng 3/2015 này, một vụ tai nạn máy bay thảm khốc khác lại xảy ra tại Pháp, cướp đi sinh mạng của 150 người bao gồm 144 hành khách và 6 người trong phi hành đoàn.

Sau các công tác khắc phục hậu quả của vụ tai nạn, việc tìm thấy và phân tích hộp đen đã cung cấp cho chúng ta những thông tin quý giá nhưng cũng vô cùng bất ngờ về nguyên nhân của vụ việc. Cơ trưởng, cơ phó đã làm những gì, nói những gì, tình trạng của máy bay khi đó ra sao, được điều khiển như thế nào,… tất cả đều được tiết lộ từ những dữ liệu từ vật thế bí ẩn mang tên “Hộp đen”. Vậy phải chăng nếu không có thiết bị này, tất cả những điều trên sẽ chẳng bao giờ có lời giải đáp? Nguyên nhân của vụ tai nạn sẽ mãi mãi là bí ẩn của lịch sử hàng không tương tự như chuyển bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines hơn một năm về trước?

Trong bài viết này, chúng ta tạm thời không bàn đến nguyên nhân hay hậu quả của những vụ tai nạn máy bay trong thời gian qua. Hãy cùng tìm hiểu xem hộp đen máy bay là gì, và tại sao nhất định phải tìm được nó sau mỗi vụ tai nạn máy bay. 

Hộp đen máy bay là gì?

Hộp đen - thực chất không phải để nói về màu sắc của chiếc hộp. Thiết bị này thực chất có màu da cam, màu sắc này được dùng để các đội cứu hộ có thể tìm thấy được dễ dàng hơn.

Hộp đen trên máy bay là thiết bị lưu trữ những thông tin quan trọng về dữ liệu của chuyển bay. Nó thực chất dùng để chỉ 2 thiết bị nhỏ, đó là Máy ghi âm buồng lái (CVR) và Máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR), hoạt động liên tục và sử dụng điện từ động cơ của vật chủ. Ngoài ra, chũng cũng có sẵn nguồn nuôi phụ để đảm bảo duy trì hoạt động phát tín hiệu khi tách khỏi máy bay.

Với nhiệm vụ cao cả của mình, hộp đen được bảo vệ cực kỳ cẩn thận để có thể sống sót qua bất cứ sự phá huỷ nào từ vụ nổ máy bay.

Hộp đen có dạng hình hộp, kích thước khoảng 20 cm x 30 cm, được đặt ở một nơi an toàn nhất trên máy bay và thường là ở đuôi máy để giảm thiểu các tác động nếu máy bay rơi. Như đã nói ở trên, hộp đen được sơn màu da cam để dễ phát hiện nhất và có thể tự phát tín hiệu báo vị trí. Hộp đen được gắn thiết bị đèn hiệu báo vị trí dưới nước. Khi máy bay đâm xuống biển hay sông hồ, thiết bị báo tín hiệu này sẽ gửi đi sóng siêu âm. Thông thường hộp đen có thể chịu được nhiệt độ cao tới 1.100 dộ C trong 30 phút liên tục và ngâm dưới độ sâu lên tới 6.100m trong 30 ngày.

Vị trí đặt hộp đen. Ảnh: BBC

Mỗi thiết bị báo tín hiệu có khả năng phát các sóng siêu âm mỗi giây một lần và liên tục trong khoảng thời gian này. Đây chính là thời gian các đội tìm kiếm hộp đen phải tận dụng nhằm xác định ra chúng, trước khi mất hoàn toàn khả năng tìm kiếm.

Tại sao phải tìm kiếm chúng?

Vừa rồi là một vài thông tin mô tả về chiếc hộp quan trong này. Sau mỗi tai nạn máy bay, nó là thứ được quan tâm nhiều nhất, thậm chí không kém gì việc cứu hộ các nạn nhân hay giải quyết hậu quả.

Tại sao lại như vậy?

Đơn giản là bởi tai nạn dù sao cũng đã xảy ra, nhưng nếu tìm được hộp đen, người ta có thể tìm ra nguyên nhân, khắc phục những điểm thiếu xót và phòng chống những tai nạn có thể xảy ra sau này.

"Mổ" hộp đen.

“Hộp đen ngày nay đã được cải tiến nhiều, gồm 2 phần chính: thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và thiết bị ghi âm buồng lái (CVR). Các thông tin hành trình mà hộp đen ghi lại bao gồm tất cả hoạt động các máy bay từ khi bắt đầu cất cánh. FDR được nối với các thiết bị cảm ứng đặt ở nhiều nơi trên máy bay cung cấp các thông số thay đổi theo thời gian về hướng di chuyển, về tốc độ, về độ cao của máy bay, chênh lệch áp suất, điều khiển của tay lái, tình trạng nhiên liệu... Mỗi thông tin được ghi lại dưới dạng đường lỗ trong một dải kim loại mỏng. Thiết bị ghi này (FDR) được đặt chắc chắn trong một chiếc hộp để chống va đập, rất kín và không bắt lửa. Trong trường hợp tai nạn nó vẫn được bảo vệ nguyên vẹn. Riêng CVR được nối với những micro đặt trong buồng lái để ghi lại những âm thanh (như lời nói, tiếng bật công tắc, tiếng gõ cửa...). Thường có 4 cái, đặt trên đầu phi công chính, phi công phụ, phi công thứ 3 (nếu có) và ở giữa buồng lái. FDR có thể ghi dữ liệu 25 giờ và CVR thì ghi trong khoảng 2 giờ.”, theo Wikipedia.

Khi tìm thấy hộp đen, các điều tra viên sẽ phải phân tích các bản ghi. Quá trình này có thể sẽ mất hai hoặc ba ngày tuỳ vào độ dài của chuyển bay cũng như độ phức tạp trong bảo mật. Hiện nay mới chỉ vài quốc gia trên thế giới có trình độ công nghệ để thực hiện việc này, gồm Mỹ, Canada, Australia, Anh và Pháp.

 

Ngày này, với trình độ khoa học phát triển, mạng truyền thông qua sóng vệ tinh hoàn toàn có thể thu nhận và lưu trữ dữ liệu của hầu hết các chuyến bay trên khắp thế giới. Nhưng tại sao họ không làm vậy, để rồi ại phải đau đầu tìm kiếm chiếc hộp đen bé nhỏ và chỉ có thể sống sót trong 30 ngày kia?

Thực chất công nghệ này đã được triển khai trên hàng trăm máy bay trên khắp thế giới. Tuy vậy, con số này vẫn là quá nhỏ so với mạng lưới máy bay và đường bay trên khắp toàn cầu.

Hầu hết các hãng hàng không vẫn duy trì sử dụng hộp đen là bởi chi phí nâng cấp quá cao. Theo một nghiên cứu từ năm 2002, mỗi hàng hàng không Mỹ có thể sẽ phải bỏ ra thêm khoảng 300 triệu USD mỗi năm để duy trì mạng lưới truyền tải dữ liệu toàn cầu này. Trong khi đó, số vụ tai nạn xảy ra đối với mỗi hàng là không nhiều, và nếu có thì chi phí khắc phục cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với chi phí duy trì mạng lưới đắt đỏ trên.

Khả năng của hộp đen thực chất cũng chỉ phát huy sau khi máy bay gặp nạn. Còn nếu mọi thứ diễn ra ổn định, có lẽ người ta cũng chẳng cần biết hộp đen là gì. 

 

[Video] Kinh hoàng giây phút máy bay rơi tại Đài Loan

(Techz.vn) Vụ rơi máy bay vừa xảy ra vào sáng ngày hôm nay (4/2) tại địa phận thành phố Đài Bắc. Chiếc máy bay liệng sát qua mặt đường và rơi xuống dòng sông ở ngay cạnh đó.