Thông cáo

Honda Racing Vietnam sẽ “dậy thì thành công”?

Trăm mối tơ vò

Honda Việt Nam bắt đầu cử nhân sự đi tham dự giải đấu ARRC từ năm 2016 với tư cách đồng hành cùng đôi Yuzy - Malaysia. Qua 3 năm đồng hành thi đấu, Honda Việt Nam đã trưởng thành rất nhiều để tự tin đứng độc lập tranh tài tại giải đấu đẳng cấp Châu Á ARRC, tuy vậy đây cũng là những thách thức vô cùng lớn của Honda Việt Nam cũng như của đội Honda Racing Việt Nam.  

Đội đua Honda Racing Việt Nam. 

Ở những mùa giải trước đó, khâu kỹ thuật cũng như tổ chức vận hành đội đua gần như được phía đối tác Yuzy Racing thực hiện, vì vậy khi hoạt động độc lập, HRV sẽ phải đương đầu với hai vấn đề lớn từ kĩ thuật đến nhân sự của đội.

Trước hết về kỹ thuật: những công thức – phương án kỹ thuật, những giải pháp để tăng sức mạnh cho chiếc xe,… , đây có thể coi là “bí kíp” sống còn của mỗi đội đua, giống như “trái tim” của đội đua. Những bí quyết kỹ thuật này không phải chỉ đến trong ngày 1 ngày 2 mà có khi phải mất đến hàng năm trời nghiên cứu. Giờ đây HRV sẽ phải đảm nhiệm phần thiết kế xe đua này, những khó khăn sẽ xuất hiện nhiều nhất tại hạng mục UB150, bởi ở hạng mục này đội gần như sẽ phải thiết kế loại hoàn toàn chiếc xe Honda Winner 150 từ kết cấu cho tới động cơ nhằm phát huy tối đa tiềm năng từ thiết kế cơ bản của mẫu xe này. Ở hạng mục AP250 HRV sẽ “dễ thở” hơn bởi từ năm ngoái đội đã tự chủ kỹ thuật ở mảng này, và hạng mục này cũng giới hạn về những bộ phận có thể can thiệp từ nguyên mẫu Honda CBR250RR, tuy nhiên vẫn còn quá sớm để có thể nói HRV đã có công thức chiến thắng cho thể thức AP250. HRV cần sớm tìm ra những phương án kỹ thuật hiệu quả của riêng mình.

Tay đua Cao Việt Nam AP250.

Tiếp theo là vấn đề nhân sự, một đội đua có thể chia thành 3 nhóm nhân sự chính: nhân sự quản lý, nhân sự kỹ thuật và các tay đua. Ở phần nhân sự quản lý, sau 3 năm tham dự ARRC, và tham dự tập huần tại một số giải đua quốc tế khác, HRV đã nắm được các thức tổng quan để vận hành đội đua chuyên nghiệp, tuy nhiên để có thể định hướng và quản trị được đội đua thì cần một đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm đặc thù, đây sẽ là câu hỏi mà HRV cần giải quyết. Đến phần nhân sự kỹ thuật, hiện tại HRV đang có 4 thành viên ở mảng kỹ thuật, trong đó có 1 thành viên kiêm nhiệm cả chức vụ quản lý đội, trong khi ở các đội đua khác thì trung bình 2 nhân viên kĩ thuật sẽ đặc trách cho 1 tay đua (bao gồm cả chiến thuật), HRV có 3 tay đua và chỉ có 4 nhân sự kỹ thuật thì sẽ có rất nhiều khó khăn. Đặc biệt nhân sự kỹ thuật của đội đua sẽ không chỉ đơn thuần là thợ máy, mà sẽ phải có tư duy thiết kế kỹ thuật như đã đề cập ở trên. Cuối cùng sẽ là các tay đua_bộ não của đội, hiện tại HRV có 3 tay đua hàng đầu Việt Nam, tuy nhiên nếu đưa ra so sánh ở cấp độ châu lục thì chúng ta thiếu hẳn một hệ thống đào tạo tài năng đua xe thể thao.

Bình thường, 2 vấn đề trên có thể giải quyết bằng yếu tố “thời gian” hoặc “kinh nghiệm”. Tuy vậy trong đua xe thể thao thì không phải “cứ sống lâu là đều thành huyền thoại”, đây là môn thể thao được mặc định là nghệ thuật của tốc độ, do đó áp lực để đội đua HRV có thể tạo được sức cạnh tranh là vô cùng lớn bởi thời gian không phải là “đồng minh” trong đua xe.

Cận cảnh tay đua Cao Việt Nam. 

Qua phần khó khăn nội tại là phần khó khăn khách quan. Các đối thủ của HRV tại giải ARRC đều có sức cạnh tranh cực lớn, thậm chí một số đội còn đang chinh chiến ở các giải Moto2, Moto3 của MotoGP. Có lẽ chỉ cần nói tới đây thôi cũng đã đủ để cho thấy một đội đua mới như HRV có thể dễ dàng trở thành “lót đường” nếu không kịp thời thích ứng.

Cơ sở để đương đầu với thách thức

HVN  nhìn ra những thách thức mà HRV sẽ gặp phải, tuy vậy HRV đã được quyết định sẽ “chào sân” từ mùa giải ARRC 2019 bởi đội có những cơ sở vững chắc cho quyết định này.

Tay đua Nguyễn Vũ Thanh 99. 

Với 3 năm kinh nghiệm đua xe quốc tế cùng hàng chục sự kiện đua xe trong nước được HVN tài trợ tổ chức, HVN đang có được một đội ngũ “thiện chiến”, sẵn sàng khẳng định mình tại ARRC 2019.

Tiếp đến là tiềm lực đầu tư của HVN, HRV đang có được nguồn hậu thuẫn không kém cạnh bất cứ đội nào tại giải đấu ARRC.

Thứ 3 là tay đua Cao Việt Nam, những gì đã thể hiện từ mùa giải ARRC 2016 cho tới nay, đặc biệt là 10 điểm vừa giành được tại chặng 1 ARRC 2019, HRV đang sở hữu một trong những “ngựa ô” của giải đấu.

Tay đua Lê Khánh Lộc 48. 

Cuối cùng, HRV ở mùa giải ARRC 2019 sẽ thi đấu với một tâm lý thoải mái hơn, đội đua sẽ có cơ hội để thực hiện những kế hoạch táo bạo hơn bởi tác dụng phụ của kinh nghiệm là mưu cầu an toàn. Và đương nhiên là đội đua mới thì HRV cũng sẽ đầy “bí ẩn” đối với các đối thủ cạnh tranh.

Tràn trề cơ hội “dậy thì” năm 2019

Nhìn ở góc độ tổng quan, những khó khăn mà HRV sẽ phải đối mặt sẽ là những thách thức mặc định mà mọi đội đua mới đều phải trải qua. Tuy nhiên có được sự hậu thuẫn như của của HVN hay “của hiếm” Cao Việt Nam thì không phải đội đua nào cũng có ngay từ đầu. Do đó, HRV cũng như các fan tốc độ có thể lạc quan về việc HRV sẽ “dậy thì thành công” sau mùa giải ARRC 2019 này.

Tay đua Cao Việt Nam về đích. 

Nietzsche từng nói: “Thứ gì không giết được ngươi sẽ khiến ngươi mạnh hơn”. Những khó khăn mà HRV sẽ phải trải qua cũng sẽ là cơ hội để đội lớn mạnh hơn.

Bảng kết quả tay đua Cao Việt Nam ngày đua 2. 

Hãy chung tay cung cấp cho HRV thêm một lợi thế để cạnh tranh tại giải đua mô tô châu Á ARRC 2019 đó là sự cổ vũ cho đội cũng như các tay đua Việt Nam. Mọi thông tin về đội đua sẽ được cập nhật tại:

 

Honda CR-V 7 chỗ gãy càng, ‘rụng’ bánh trước khi va chạm

(Techz.vn) Thời gian gần đây, hình ảnh xe Honda CR-V mới bị gãy càng, “rụng” bánh xe trước sau va chạm hiện đang nhận được sự quân tâm lớn từ người tiêu dùng, đặc biệt là những khách hàng đang sử dụng dòng xe này.