"Hôm nay tôi bỏ việc": 7 năm làm một công việc chỉ vì cơm áo gạo tiền, đã đến lúc phải thay đổi dù khó khăn, nếu không bạn sẽ hối tiếc suốt phần đời còn lại
- Đâu là đất nước tuyệt vời nhất để làm việc và kiếm thật nhiều tiền
- Muốn làm việc cho Jack Ma? Thử xem bạn có những phẩm chất này hay không
- Sếp gửi nhân viên vừa bị sa thải: Lần sau đi phỏng vấn, thay vì nói "Tôi muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp", bạn hãy tự hỏi "Mình đã chuyên nghiệp ĐỦ với môi trường đó hay chưa
Hôm nay, tôi đã nói với sếp là tôi nghỉ việc.
Ban đầu ông không tin, ông thực sự nghĩ rằng tôi sẽ gắn bó với công việc này lâu hơn. Ý tôi là, ai mà lại không muốn làm việc trong một công ty công nghệ có danh tiếng chứ?
Ừm, tuy nhiên thì, tôi mặc nhiên chẳng quan tâm về tên thương hiệu hay những bữa ăn thịnh soạn hay việc nhìn tôi có ổn hay không. Những chỉ tiêu đánh giá vặt vãnh trên hay vẻ hào nhoáng bề ngoài chỉ lừa được kẻ ngốc mà thôi!
Lý do cho chuyện xảy ra ngày hôm nay chính là việc sau chín tháng nhảy việc, tôi đã thực sự tìm ra đam mê của mình. Không phải vì tôi không thích vị trí cũ, nơi tôi đã gắn bó đến 7 năm; cũng không phải vì sếp tôi bởi ông là một người tuyệt vời. Nhảy việc, đơn giản là vì tôi cần sự thay đổi. Tôi cần tìm xem thứ mình thực sự đam mê là gì.
Có những người cười vào mũi tôi khi nghe tôi nói rằng đây chính là đam mê của đời mình. Dường như việc chia đôi tuần làm việc với số đông nghe thật ngớ ngẩn, nhưng với tôi thì không. Đơn giản là vì nó giúp tôi sống với đam mê của chính mình.
Vì sao phải bỏ việc?
Nghỉ việc luôn là một đề tài tranh luận nóng trên mạng xã hội. Ai cũng nói rằng bạn nên bỏ việc nếu thấy nó không còn phù hợp với mình. Nhưng, đáng tiếc thay, những người đưa ra lời khuyên ấy thậm chí còn chưa từng bỏ việc một lần.
Thường thì, một người sẽ bỏ việc khi gặp phải những vấn đề như ghét công việc mình đang làm, ghét đồng nghiệp, ghét công ty cùng những giá trị nó mang lại hay đơn giản là vì lòng ưa thích thử thách và thay đổi.
Tất cả các lý do bỏ việc đều dẫn về chung một ngọn ngành: “Bạn muốn dành thời gian cho những gì thực sự mình yêu thích, thay vì hoang phí nó với những thứ vặt vãnh không đáng có.” Trong trường hợp của tôi, làm việc trong ngành công nghệ chưa bao giờ làm tôi e ngại hay chán nản nhưng nó chỉ đơn giản chưa đủ để trở thành lý do khiến tôi thức dậy trong tâm trạng hào hứng mỗi ngày.
Bỏ việc không dễ như bạn nghĩ
Đôi khi bỏ việc giống như tự tay giết "đứa con" của mình vậy. Bởi, một khi đã quen, dù cho có chán ngán đến mức nào đi chăng nữa, cũng khó khăn để dứt áo ra đi khỏi một nơi bạn đã coi như ngôi nhà thứ hai với vô số đồng nghiệp bạn coi như ruột thịt.
Đa số các lời khuyên đều nói rằng: Cứ bỏ việc đi rồi mọi việc sẽ đâu ra đấy. Thế nhưng, hãy nhớ rằng tất cả chúng ta cần tiền để sống, tất cả chúng ta đều có gánh nặng của bản thân.
Chẳng bao giờ bỏ việc để theo đuổi đam mê lại dễ dàng giống như khui một chai nước ngọt và nhấm nháp chút phô mai thượng hạng.
Quá trình bỏ việc thường diễn ra như sau. Bạn nhận ra mình đang ở trong vùng an toàn và tự tát vào mặt mình rồi hét lên: “Tỉnh lại đi, đây không phải thứ mày muốn!”. Điều vừa nảy ra trong não bạn khiến bạn chật vật một vài tháng chối bỏ hiện tại và không ngừng đặt câu hỏi “tôi là ai?”.
Bạn thấy tội lỗi và cố gắng tự chối bỏ rằng những điều mình vừa nghĩ đến sẽ không bao giờ xảy ra. Sau đó, sớm thôi những cảm xúc tiêu cực ập đến và bạn thấy dường như cả thế giới sắp sụp đổ. Sau cùng, bạn dần chấp nhận sự thật và bắt đầu đi tìm thứ mình thực sự đam mê.
Nghỉ việc là một tiến trình không thể nào mệt mỏi hơn. Nó rút cạn từng chút năng lượng, nhiệt huyết ra khỏi cơ thể bạn. Tôi nhớ có người từng hỏi rằng tôi cảm thấy thế nào khi đã nghỉ việc và câu trả lời của tôi là: “Từ bỏ một công việc giống như việc quyết định xé tấm băng cá nhân trong khi vết thương hở vẫn còn rỉ máu”.
Hành trình truy tìm đam mê
Một trong những nhân tố cần để nghỉ việc là hiểu rõ đam mê của bạn. Nghe có vẻ sang chảnh nhưng nó thực sự rất sáo rỗng cho đến khi tôi lý giải cách bạn có thể áp dụng để tìm kiếm sở thích của mình.
Hãy thử làm 4 việc sau nhé:
- Bạn đã làm gì với Internet?
- Bạn dành phần lớn thời gian của mình ở khu nào trong quầy sách
- Ngoài thời gian làm việc, bạn đầu tư nhiều nhất vào việc gì?
- Tại buổi BBQ, bạn hay nói về việc gì?
Ẩn sâu trong 4 hành động trên là những gì bạn thực sự yêu thích và đó chính là bàn đạp để bạn bỏ việc.
Sự hối tiếc giết chết ước mơ của bạn còn nhanh hơn những rủi ro khi nhảy việc
Những tuần trước khi đi đến quyết định mang tính đổi đời, nỗi sợ xâm chiếm trí não tôi và dường như tôi không thể vượt qua nổi nó. Nghĩ lại thì cũng phải thôi bởi tôi sắp rời bỏ vị trí mình gắn bó trong 7 năm ròng để làm một công việc khác mà thực sự tôi còn chẳng biết rõ sẽ như thế nào. Tôi vẫn lừa dối bản thân trong suốt thời gian đó rằng tôi đủ dũng cảm để vượt qua nỗi sợ của mình.
Tiến trình bỏ việc thực sự nặng nhọc cho đến khi bạn hiểu một thực tế rằng chẳng có cái gì gọi là một quyết định đúng cả. Dù bạn làm gì, quyết định ở lại hay rời đi thì cái gì cũng có tính rủi ro của nó.
Bỏ việc có thể là điều tuyệt nhất bạn từng làm nhưng cũng có thể là thảm họa hủy hoại bạn, khiến bạn phát điên. Nhưng để tôi nói cho bạn điều này nhé! Nếu bạn không dám đưa ra những quyết định khó khăn, bạn sẽ sống trong hối tiếc suốt phần đời còn lại bởi những thứ đã có thể xảy ra. Hãy nhớ rằng, hối tiếc giết chết ước mơ của bạn còn nhanh hơn rủi ro nghỉ việc.
Tôi không thể bảo bạn làm cái này cái kia nếu chính bản thân tôi cũng chưa từng thử nó. Suy nghĩ này thúc đẩy tôi vượt qua giới hạn của mình, đánh thức tôi dậy vào mỗi sáng và khiến tôi đứng vững qua giông bão.
Tôi không thể lên mạng ba hoa về thời gian khó khăn sau khi bỏ việc nếu chính bản thân tôi cũng chưa hề trải qua. Việc đó nghe thật vô lý. Nhưng sau cùng, sự nhiệt huyết của tôi đã nói lên tất cả rồi.
Nhảy việc hay sống trong tiếc nuối là quyền của bạn.
Theo: Nhịp sống kinh tế
Sếp gửi nhân viên vừa bị sa thải: Lần sau đi phỏng vấn, thay vì nói "Tôi muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp", bạn hãy tự hỏi "Mình đã chuyên nghiệp ĐỦ với môi trường đó hay chưa
(Techz.vn) Bạn lừa người phỏng vấn để vào công ty. Bạn lừa nguyên cả một dàn đồng nghiệp vì làm họ tưởng bạn là người có thể kề vai sát cánh, cùng làm - cùng hưởng - cùng chịu trách nhiệm. Xong rồi bạn hiện nguyên hình là một thành phần vô trách nhiệm, làm ăn chẳng ra gì. Bạn để lại đống hổ lốn bạn gây ra, và để lại trên vai họ thêm vài gánh nặng.