- Diễn biến nóng vụ bảo mẫu nghi hành hạ bé 1 tháng tuổi, bố em bé không yêu cầu xử lý
- Bảng giá iPhone 14 series đầu tháng 6: iPhone 14 rẻ kỷ lục, iPhone 14 Pro Max liên tục cháy hàng
- Siêu phẩm 'cục gạch' Nokia 2660 chính thức ra mắt với hai màu 'hút mắt' phù hợp GenZ
- Thành phố nào có tên gọi dài nhất Việt Nam với loạt địa điểm du lịch nổi tiếng?
Lăng mộ Nữ hoàng Hetepheres I – vương hậu của Vương triều thứ 4 thuộc thời kỳ Cổ Vương Quốc của Ai Cập – được khai quật từ năm 1925 bởi đoàn thám hiểm ĐH Harvard và Bảo tàng Mỹ thuật. Lăng mộ chứa bộ sưu tập đồ tạo tác bạc hơn 4600 tuổi lớn nhất và nổi tiếng nhất thời kỳ đầu Ai Cập.
Trong nghiên cứu mới đây nhất được công bố trên journal of Archaeological Science: Reports, BST trang sức bạc pha vàng, nạm nhiều đá quý của Nữ hoàng Hetepheres I đã được phân tích lại. Theo đó phát hiện thêm một điều bí ẩn khác trong chính những vật liệu tạo thành chúng.
Nhóm nghiên cứu này được dẫn đầu bởi tiến sĩ Karin Sowada Đại học Macquarie (Úc) đã thấy được trang sức được làm ra từ một loại bạc có chứa lượng nhỏ vàng, đồng chì, bạc.
Tỷ lệ các khoáng vật này trong mẫu vật phù hợp với quặng từ nhóm đảo Cyclades (thuộc quần đảo Aegean - Ai Cập).
Như vậy BST trang sức của vị Nữ hoàng này đã hé lộ ra mạng lưới thương mại chưa từng biết đến. Những thuyền buôn chưa từng biết và sớm nhất giữa Ai Cập – Hy Lạp.
Các món trang sức cũng cho thấy độ tinh vi và sắc nét, ví dụ các gia công giúp chiếc vòng tay và nhẫn có khả năng chống vỡ cực tốt. Chúng có khả năng được thêm vàng vào trong quá trình hình thành để tăng khả năng tạo hình.
Bộ vòng tay và nhẫn của Hetepheres I được tìm thấy trong một chiếc hộp gỗ phủ tấm vàng, gồm 20 món, được gia công tinh xảo, khảo ngọc lam, ngọc lưu ly, đá, thạch cao sơn... nhiều màu sắc.
Thành phố nào có tên gọi dài nhất Việt Nam với loạt địa điểm du lịch nổi tiếng?
Với nhiều người miền Bắc và miền Nam, đây có lẽ là câu hỏi hóc búa mà phải mất 1 thời gian dài suy nghĩ vẫn chưa ra được đáp án.