Khám phá mới

Hé lộ cây cầu dài thứ 2 thế giới từng là niềm tự hào của Việt Nam, là Eiffel nằm ngang của nhân loại

Với địa hình nhiều sông ngòi như Việt Nam, số lượng cầu, cảng là không thể đếm xuể. Tỉnh thành nào của nước ta cũng có cầu, dù lớn dù bé đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ở Thủ đô Hà Nội có một cây cầu mang tính biểu tượng, là “chứng nhân lịch sử”, địa điểm tham quan nổi tiếng – cầu Long Biên. Có thể nhiều người chưa biết, cầu Long Biên từng là cây cầu dài thứ 2 trên thế giới.

cau-long-bien-5-1689419456.jpg
 

Quay lại quá khứ, vào những năm cuối thế kỷ 19, Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần thứ 1 với nước ta. Một ý tưởng vô cùng táo bạo xuất hiện, đó là thiết lập một hệ thống đường sắt hội tụ về Hà Nội. Nhiệm vụ đặt ra là xây một cây cầu nối hai bờ sông Hồng. Khi ý tưởng được đưa ra, hầu hết đều cho đây là điều không thể vì khoảng cách hai đầu sông Hồng khi đó dài đến 1,5km, rộng như một cửa biển sâu hơn 20m.

Ấy thế mà cuối cùng người Pháp đã biến nó thành sự thật. Sau 3 năm 7 tháng, cầu Long Biên chính thức khánh thành. Thời điểm hoàn thiện, cầu Long Biên đứng thứ 2 thế giới về chiều dài, chỉ xếp sau cầu Brooklyn của Mỹ. Cầu Long Biên cũng là một trong bốn cây cầu lớn nhất thế giới khi đó.

cau-long-bien-3-1689419456.jpg
 

Với kết cấu sắt, hình thù nhấp nhô độc đáo, cầu Long Biên khiến nhiều người liên tưởng đến biểu tượng nước Pháp – tháp Eiffel. Có một số ví von đây chính là “tháp Eiffel nằm ngang” của thế giới nói chung, Hà Nội nói riêng.

“Tên khai sinh” của cầu Long Biên là Paul Doumer, được đặt theo bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp - được cử tới Đông Dương từ 1897 – 1902. Về sau chính trị gia này lên làm Tổng thống Pháp từ 1931 – 1932. Đến tháng 7/1945, Đốc lý Hà Nội Trần Văn Lai đã đổi tên cầu thành Long Biên.

cau-long-bien-2-1689419456.jpg
 
cau-long-bien-4-1689419456.jpg
 

Mới đầu cầu Long Biên chỉ được thiết kế cho đường sắt, người đi bộ và những phương tiện thô sơ như xe đạp, xe kéo… Đến 1922 – 1923, cầu được mở rộng. 1 năm sau, cầu Long Biên mở rộng lần 2. Năm 1937, các ván sàn gỗ trên cây cầu biểu tượng của Hà Nội được thay thế bằng bê tông cốt thép.

cau-long-bien-1-1689419456.jpg
 

Sở dĩ cầu Long Biên được gọi là “chứng nhân lịch sử” bởi nó đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta, chịu 2 chiến dịch ném bom quy mô lớn. Cây cầu từng bị hỏng 7 nhịp, 4 trụ lớn trong chiến dịch Sấm Rền (1965 – 1968). Tiếp đó, nó bị hỏng 1.500m và 2 trụ lớn trong chiến dịch Linebaker 2. Sau nhiều thăng trầm, cầu Long Biên vẫn đứng sừng sững ở đó, là hình ảnh được nhớ đến gần như đầu tiên của Thủ đô.

 

‘Hàng xóm’ của Việt Nam xây siêu sân bay đẳng cấp thế giới, nghe số tiền đầu tư mà choáng váng

Một nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng sân bay này. Khi hoàn thành, nó sẽ là sân bay lớn nhất Đông Nam Á, đạt tiêu chuẩn cấp cao trên thế giới.