Ứng dụng

Giám đốc ĐH IGDA: Nguyễn Hà Đông là người làm game kiểu mẫu

Việc gỡ bỏ Flappy Bird khỏi các cửa hàng ứng dụng di động là một ví dụ tuyệt vời cho sự làm chủ tình thế của các nhà phát triển, khi họ biết cách tự chịu trách nhiệm cho bản thân và sản phẩm của mình, theo IGDA.

Trao đổi với trang Develop tại San Francisco tuần vừa qua, giám đốc điều hành Kate Edwards cho hay, ngành công nghiệp di động cần phải biết chủ động quản lý bởi “nhờ tới người khác là sẽ hỏng”. Bà đã đưa ra ví dụ về Nguyễn Hà Đông, hành động bất ngờ “xóa sổ” Flappy Bird là minh chứng rõ ràng cho thấy bản thân ngành công nghiệp công nghệ rất phát triển này có thể tự điều chỉnh mình.

Nguyễn Hà Đông được khen là người làm game kiểu mẫu

1. Flappy Bird dù đang cực kì nổi tiếng vẫn phải chịu “án tử” từ chính cha đẻ của mình

“Có một sự cần bằng giữa đạo đức của người làm game và khả năng sáng tạo của anh ta”, bà nói. “Đó là sự cân bằng mà bất cứ người làm game nào cũng phải đối mặt. Hãy lấy Flappy Bird làm ví dụ, cha đẻ của game này đã quyết định dựa trên đạo đức của mình, anh ta nói rằng Flappy Bird quá gây nghiện và cần phải xóa bỏ nó”.

“Đối với tôi, đây là một ví dụ rất tốt cho thấy trách nhiệm của người làm game, quyết định trước cả khi có ý kiến của chính phủ rằng game của anh quá gây nghiện và cần gỡ bỏ”.

Nguyễn Hà Đông được khen là người làm game kiểu mẫu

2. Hà Đông cho thấy tinh thần trách nhiệm cao bằng hành động “xóa xổ” Flappy Bird.
Bài phát biểu này của giám đốc điều hành Kate Edwards được thực hiện bởi trang Develop xoay quanh vấn đề “Trách nhiệm quản lý đối với những game miễn phí dành cho trẻ nhỏ”.

Nguyễn Hà Đông được khen là người làm game kiểu mẫu

Hình ảnh mới nhất của anh Nguyễn Hà Đông tại GWC Yacht Party – vịnh San Francisco, Mỹ

Đọc thêm: Bất ngờ với hình ảnh Nguyễn Hà Đông trên du thuyền tại Mỹ

Thu Thủy