Scorpius

Ghi sổ 10 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chơi tốc độ F1

CTCP Tập đoàn Vingroup (VIC) của ông Phạm Nhật Vượng vừa công bố thông tin nhận chuyển nhượng vốn góp tại Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng) từ Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Vinfast.

Việt Nam Grand Prix là đơn vị ký hợp đồng với Tập đoàn F1 đứng ra cùng chủ trì tổ chức Giải đua Công thức 1 và các sự kiện bên lề tại Hà Nội trong vòng 5 năm. Việt Nam Grand Prix chịu trách nhiệm trả toàn bộ phí đăng cai giải.

Việt Nam Grand Prix gần đây đã mở bán vé cho cuộc đua nhau với mức giá khá cao.

Đường đua công thức 1 (F1) tại Hà Nội đã được khởi công xây dựng từ cuối tháng 3/2019 trên diện tích 88 ha tại Mỹ Đình (Hà Nội) và được cam kết hoàn tất vào tháng 3/2020, phục vụ cho Việt Nam Grand Prix 2020.

Theo thiết kế, đường đua F1 Hà Nội có chiều dài 5,565km, gồm 22 góc cua kinh điển được kế thừa và lấy cảm hứng từ những đường đua hấp dẫn nhất thế giới như Đức, Nhật Bản, Monaco... Đây sẽ là địa điểm thứ 22 trên thế giới tổ chức cuộc đua F1.

Tỷ phú số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng đang mở rộng hoạt động trên hầu khắp các lĩnh vực, từ các mảng sinh lời cho tới phi lợi nhuận. 

Ông Vượng trực tiếp nắm doanh nghiệp có quyền khai thác giải đua F1 tại Hà Nội.

Sau cú ra ra mắt ô tô VinFast rầm rộ ở Paris Motor Show 2018 hồi tháng 10, doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng đã khai trương nhà máy tại Hải Phòng, sắp hoàn thành nhà máy điện thoại tại Hòa Lạc và đang triển khai rất nhiều dự án bất động sản lớn hàng trăm hecta tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có 2 đại dự án tại Gia Lâm và Tây Mỗ, Hà Nội.

Vingroup cũng vừa nhảy vào lĩnh vực hàng không thông qua việc ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không với Tập đoàn CAE của Canada.

Tập đoàn này cũng đã ký kết thoả thuận hợp tác với tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới CAE Oxford Aviation Academy để thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam.

Tập đoàn của ông Vượng cũng đã đặt chân vào bất động sản Vân Đồn sau đề nghị của Vincom Retail trong việc nghiên cứu quy hoạch và đầu tư dự án trung tâm thương mại và nhà ở thấp tầng tại thị trấn Cái Rồng...

Gần đây, ông Phạm Nhật Vượng sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của mình. Vingroup cũng vừa nhận sở hữu nhận chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco (vốn điều lệ hơn 2.000 tỷ đồng), nâng sở hữu tại VinEco từ 5% lên 99%. Sở hữu của Vinpearl (cũng thuộc Vingroup) giảm từ 95% xuồng còn 1%.

Bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng tiếp tục tăng mạnh. Trong đó VIC lập đỉnh cao lịch sử mới:

Trong phiên giao dịch 24/7, cổ phiếu VIC của Vingroup tiếp tục tăng mạnh phiên thứ 4 liên tiếp với mức tăng thêm 2.200 đồng lên 122.000 đồng/cp. Đây là mức giá cao kỷ lục của cổ phiếu này (giá điều chính kể từ khi lên sàn hồi tháng 9/2007. Tính từ đầu năm tới nay cổ phiếu VIC đã tăng hơn 20%.

Với gần 3,35 tỷ cổ phiếu, vốn hóa của Vingroup đạt hơn 408 ngàn tỷ đồng (tương đương 17,6 tỷ USD), chiếm khoảng hơn 11% vốn hóa trên sàn HOSE. Trong khi đó vốn hóa của Vinhomes (VHM), một công ty con của Vingroup cũng đạt gần 290 ngàn tỷ đồng (khoảng 12,4 tỷ USD). 

Tổng cộng vốn hóa của bộ 3 cổ phiếu VIC, VHM và VRE của nhà ông Vượng đạt 780 ngàn tỷ đồng (tương đương 33,5 tỷ USD), chiếm tỷ trọng hơn 23% vốn hóa hóa sàn HOSE, cao hơn nhóm ngân hàng.

Ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu 1,865 tỷ cổ phiếu VIC, có giá trị hơn 225 ngàn tỷ đồng (tương đương gần 10 tỷ USD), xếp thứ 214 trên thế giới và tiếp tục giàu hơn thái tử của đễ chế Samsung của Hàn Quốc.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giao dịch khởi sắc nhờ sự bứt phá của nhiều cổ phiếu blue-chips. Chỉ số VN-Index vẫn chưa chinh phục được ngưỡng 990 điểm cho dù nhiều cổ phiếu lớn lập đỉnh lịch sử.

Các mã giao dịch khởi sắc nổi bật bao gồm: Vietcombank, BIDV, Thế Giới Di Động, Vingroup, Petrolimex, Masan,...

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực rung lắc, điều chỉnh khi đối diện với vùng cản 992-993 điểm trong những phiên còn lại của tuần. Tuy vậy, xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn được đánh giá ở mức tích cực với khả năng tiến đến thử thách vùng kháng cự tâm lý mạnh quanh 1000 điểm trong ngắn hạn. Diễn biến của thị trường sẽ vẫn được hỗ trợ bởi hoạt động mua ròng bền bỉ của khối ngoại.

Về diễn biến các nhóm ngành, thông tin kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đang được công bố sẽ tiếp tục tạo ra sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Nhóm ngân hàng dự kiến sẽ sớm hồi phục tăng điểm trở lại trong một vài phiên kế tiếp.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/7, VN-Index giảm 1,05 điểm xuống 988,41 điểm; HNX-Index giảm 0,27 điểm xuống 106,44 điểm và Upcom-Index tăng 0,77 điểm lên 59,23 điểm. Thanh khoản đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 4,9 ngàn tỷ đồng.

Theo: Vietnamnet 

 

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa "bỏ túi" hơn 6000 tỷ đồng

(Techz.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay ghi nhận một phiên giao dịch khởi sắc khi dòng tiền tập trung mua vào các cổ phiếu vốn hóa lớn.