Theo đó, Chủ tịch kiêm CEO Masan Nguyễn Đăng Quang trực tiếp đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce từ tháng 12 khi thương vụ nhận sáp nhập hệ thống Vinmart, VinEco từ Vingroup đã hoàn tất.
Là một công ty con của Vingroup, VCM được thành lập vào tháng 8/2019 và sở hữu 64,4% vốn của VinCommerce. VinCommerce là công ty trực tiếp vận hành hệ thống siêu thị Vinmart, cửa hàng tiện lợi Vinmart+.
Theo thỏa thuận, ông Quang sẽ nhận 83,74% cổ phần phổ thông của VCM đồng thời có quyền được nhận cổ phần tại một công ty con mới thành lập cho Vingroup. Công ty mới này sẽ sở hữu cổ phần và vận hành VCM và Công ty TNHH MasanConsumerHoldings.
Vào thời điểm đầu tháng 1, người nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Công ty VCM là ông Trương Công Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Hiện, ông Thắng cũng là người đại diện pháp luật của VinCommerce.
Đến ngày 12/2, công ty VCM đã có sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông. Trong đó, công ty con Ardolis Investment của Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore GIC và Credit Suisse AG không còn giữ bất kỳ cổ phần nào tại VCM. Đây là hai quỹ vừa tham gia góp vốn vào VCM từ tháng 9/2019 với tỷ lệ sở hữu tổng cộng 16,3% cổ phần.
Hiện tại, Vinmart cùng Vinmart+ đang là hệ thống bán lẻ lớn nhất về số lượng điểm bán, chiếm 25% thị phần kênh bán lẻ hiện đại với hơn 3.000 cửa hàng.
Kế hoạch trong năm 2020, Masan dự định tặng số lượng cửa hàng Vinmart, Vinmart+ tại Hà Nội để củng cố thị phần, mở các cửa hàng một cách có chọn lọc hơn ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội để thúc đẩy lợi nhuận. Ngoài ra, Masan cũng sẽ đóng cửa 150-300 cửa hàng Vinmart, Vinmart+ không có khả năng hòa vốn hay không đạt chỉ tiêu lưu lượng khách hàng.
Ông Phạm Nhật Vượng rớt hạng trong danh sách tỷ phú USD: Việt Nam chỉ còn 4 tỷ phú đô la
(Techz.vn) Loạt đại gia Việt rớt hạng trong BXH tỷ phú USD: Bất ngờ với vị trí của ông Phạm Nhật Vượng và CEO Nguyễn Phương Thảo