Khởi nghiệp

For Startup: Bạn đang thắng hay thua cuộc chiến

For Startup: Bạn đang thắng hay thua cuộc chiến

Nếu nghiên cứu và phân tích về startups hay những cuộc chiến tranh , bạn sẽ thấy quan niệm về lợi thế/ bất lợi tạm thời  so với chiến thắng cả cuộc chiến trở nên nhạt nhòa trong tâm trí của các doanh nhân hay chiến lược gia quân sự. Startup, các công ty đang phát triển hay những vị tướng quân luôn nhầm lẫn giữa hai thứ này. Tôi thì nhìn nhận vấn đề này với tư cách là một nhà đầu tư mạo hiểm với các công ty trong danh mục đầu tư của tôi .

 

Cuộc chiến và trận chiến

Lợi thế tạm thời: Đó là khi một startup, công ty đang phát triển hay một bên lực lượng quân sự  giành chiến thắng ở trận đầu tiên hoặc một chuỗi các trận và tuyên bố đã giành chiến thắng toàn bộ cuộc chiến này – mà không để ý đối phương đã giương cờ trắng đầu hàng hay chưa. Và thậm chí ngay cả khi đối phương giương cờ trắng , cũng chẳng có nghĩa là họ đã đầu hàng và kết thúc cuộc chiến.

Bất lợi tạm thời: Khi một startup, công ty đang phát triển hay một lực lượng quân sự thất bại ở trận đầu tiên hoặc một loạt các trận chiến và chuẩn bị đầu hàng. Họ bỏ cuộc – trước khi họ nên bỏ cuộc.

Hai điều này rất nguy hiểm với mọi startup hay các công ty đang phát triển . Việc nhầm lẫn giữa việc chiến thắng trong một trận đánh với chiến thắng trong toàn cuộc chiến thường xảy ra ở cả những doanh nhân còn non và  già dặn kinh nghiệm, hay thậm chi cả những nhà đầu tư mạo hiểm bởi vì họ chưa thấy viễn cảnh cuối cùng.

Bạn có bao giờ chú ý đến hình mẫu những startups đình đám hay các công ty đang phát triển ? Họ thường tăng trưởng rất nhanh chóng. Rồi sau đó lợi thế tạm thời họ tạo ra bỗng biến mất bởi vì họ thỏa mãn với thị trường hiện tại. Cá nhân nói riêng cũng như  cả công ty nói chung thường lầm tưởng rằng mình đã thắng trong cuộc chiến – nhưng thực tế họ mới chỉ thắng lợi vài trận chiến mà thôi. Họ đã quên mất việc phục vụ khách hàng vì họ đã trở nên quá lớn, quá nhanh đến nỗi  không cần phải bận tâm tới việc phục vụ từng cá nhân ở trên đường phố.

Một ví dụ hoàn hảo cho trường hợp này chính là Groupon. Tôi đã cực kì hâm mộ Andrew Mason về việc ông ấy đã pivot startup này thành một trong những công ty tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại, nhưng thực tế Groupon mới chỉ giành thắng lợi ở trên vài trận chính mà thôi – họ vẫn chưa hoàn toàn thắng cuộc chiến. Cuộc chiến coupon là một cuộc chiến không có hồi kết.

Nói đến khía cạnh marketing của doanh nghiệp, mặc kích cỡ vòng đời của sản phẩm thế nào , cuộc chiến giành khách hàng không bao giờ kết thúc. Đó là tại sao ngày nay bạn vẫn thấy những cuộc chiến marketing ở mọi loại sản phẩm dù mới hay cũ.

Trong ngành nước giải khát, vẫn là Coca-Cola tiếp tục cạnh tranh với Pepsi. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô, còn nhiều cuộc chiến ở mọi phân khúc giá khác nhau. Trong lĩnh vực truyền thông mạng xã hội, bạn có Facebook, Twitter, Pinterest, Tumblr, Google+, YouTube, v.v. Không phải ai cũng sẽ giành chiến thắng nhưng chắc chắn một số sẽ thất bại.

Cuộc chiến Pepsi-Coca chẳng bao giờ kết thúc

Dưới góc nhìn của một doanh nhân, những trận chiến và cuộc chiến tranh này sẽ không bao giờ kết thúc kể từ khi bạn quyết định dấn thân vào, bất kể là trên lĩnh vực gì. Chỉ có một cách duy nhất để kết thúc cuộc chiến tranh này đó là khi bạn được một công ty lớn mua lại và công ty mẹ cho phép bạn biến mất sau một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, bạn cười liên tục trên con đường đến ngân hàng nhận tiền và thoải mái nghỉ hưu trên một hòn đảo bí mật – nếu như đó là mục tiêu khởi nghiệp của cá nhân bạn.

Một ví dụ tuyệt vời về người đã trải qua nhiều “cuộc chiến và trận chiến lớn” đó là Ted Turner. Ông đã “chiến đấu” chống lại ngành truyền hình cáp và tin tức bằng cách hình thành CNN. Khi bán lại nó cho Time Warner, ông ấy đã kết thúc cuộc chiến tranh của riêng mình bằng cách trở thành ông trùm ngành truyền thông. Điều tương tự cũng đã xảy ra với Ross Perot. Lao vào cuộc chiến với công nghệ cho đến khi EDS được GM mua lại, chỉ chống lại nó một lần nữa cùng Perots Systems– cuối cùng nghỉ hưu khỏi các trận chiến và cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn trên mặt trận công nghệ.

Hãy chú ý rằng tôi không hề nói rằng thất bại là một chiến lược rút lui . Nếu  là một doanh nhân , hãy nhớ rằng thất bại chỉ là việc bạn tạm thời thất thế trong trận chiến hiện tại – dù đó là trận chiến nào đi chăng nữa. Đừng bao giờ quên điều đó.

Nếu bạn đang thất thế trong một hoặc hàng loạt cuộc chiến startup thì đừng vội bỏ cuộc. Hãy lắng nghe, cảm nhận và phản hồi, thích nghi và thay đổi chiến lược phù hợp. Hãy nhớ rằng những thất bại đó chỉ là tạm thời mà thôi. Hãy học cách thích nghi và sống chung với chúng. Và phải phân biệt rõ ràng giữa việc chiến thắng một hay một vài trận chiến so với toàn bộ cuộc chiến tranh.

Nếu bạn đang là kẻ thắng lợi trên chiến trường, dù thế nào đi nữa cũng đừng ngưng nghỉ. Càng lớn mạnh bao nhiều , càng nhiều kẻ xuất hiện trên mặt trận, thì càng có nhiều số tiền lớn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm . Đó chính là thực tế của startup.

Quan trọng hơn cả, bạn phải hiểu và đồng ý trong suy nghĩ rằng phải xác định rõ ràng thế nào là chiến thắng trong một cuộc chiến . Khi thấu hiểu điều đó – những cuộc chiến sau này, bất kể kết quả thế nào lúc đầu , nó cũng sẽ trở nên dễ “đánh” hơn vì đã có mục tiêu cuối cùng khi tham gia vào cuộc chiến khởi nghiệp.

Xem thêm:Khởi nghiệp: Đừng bao giờ bỏ phí một ngày khi còn ở tuổi 20