Nhịp sống số

eSIM là gì, những lưu ý cần biết trước khi dùng eSIM

eSIM là gì?

eSIM hay còn được gọi là loại SIM điện tử, thiết bị thay thế cho SIM nhỏ bằng nhựa truyền thống. Theo đó, eSIM sẽ được hàn vào bảng mạch của thiết bị khi sản xuất nhưng vẫn có chức năng đầy đủ như thẻ SIM thông thường.

Đã được biết đến từ năm 2017 sau thời gian Google ra mắt Google Pixel 2 và Pixel 2 XL. Tuy nhiên, đến nay eSIM vẫn chưa được phổ biến với nhiều người.

Là một công nghệ mang mang lại khá nhiều lợi ích cũng như sự tiện dụng cho người dùng, eSIM cũng tiềm ẩn những rủi ro ít người biết tới.

Những lưu ý về eSIM

Lợi ích của eSIM

eSIM như là 1 con chip được thay thế cho những chiếc SIM  vật lý bằng nhựa có kích thước rất nhỏ, trang bị trên các thiết bị di động như smartwatch và smartphone. Thiết bị này sẽ không tạo ra khe hở để bụi, các tạp chất hay nước xâm nhập vào bên trong phần cứng, từ đó giúp bảo vệ thiết bị tốt hơn. Điều này rất tiện ích trong trường hợp người dùng đi công tác xa đặc biệt là nước ngoài, không cần phải tháo lắp SIM phức tạp như trước đây.

esim-la-gi-1

Bên cạnh đó, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi số hay nhà mạng thông qua phần mềm. Khi sử dụng eSIM, cơ sở hạ tầng của nhà mạng cũng sẽ dàng hơn trong việc chuyển đổi mạng và không cần phải mua thêm SIM nội địa của các quốc gia nữa.

Các loại máy sử dụng được eSIM

Hiện tại, eSIM được hỗ trợ trên các mẫu điện thoại iPhone XS, XS Max và iPhone XR (các model có hỗ trợ eSIM) với hệ điều hành iOS từ phiên bản 12.1 trở lên.

Ngay cả những mẫu máy máy iPhone XR, iPhone XS, iPhone XS Max dành riêng cho thị trường Hong Kong, Trung Quốc sử dụng hai sim cũng không hỗ trợ eSIM. Thế nên, người dùng cần xem xét kỹ thông số của máy trước khi đăng ký SIM. 

esim-la-gi

Viettel và Vinaphone là hai nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ người dùng đổi từ SIM thường lên eSIM, MobiFone cũng đã cho bạn mua và đổi để có thể sử dụng loại sim này.

Những vấn đề bất cập khi sử dụng eSIM

Điều ít người biết là mã QR để kích hoạt eSIM chỉ sử dụng được một lần cho một thiết bị. 

Mã này sẽ không hoạt động khi được thêm vào chiếc điện thoại khác có eSIM. Muốn sử dụng eSIM cũ trên một thiết bị khác, người dùng cần phải đăng ký lại mã QR tại nhà mạng, chi phí để cấp lại mã này lên đến 25.000 đồng/lần. Trong trường hợp ở xa, người dùng sẽ phải gặp nhiều bất tiện khi di chuyển.

Về việc khôi phục lại cài đặt gốc, eSIM khi được thêm vào trong một thiết bị sẽ vẫn được lưu lại trừ trường hợp bạn tự ngừng kết nối thông qua mục cài đặt, eSIM mới hoàn toàn mất đi.

 

 

Cách tìm điện thoại iPhone, Android bị mất không phải ai cũng biết!

(Techz.vn) Trong trường hợp bị mất điện thoại, hãy nhớ 3 thao tác để có thể tìm điện thoại bị mất một cách nhanh chóng nhất.