DdoS là từ viết tắt của Distributed Denial of Service, có nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. Nó là một trong những phương thức của DoS – Denial of Service, có nghĩa là tấn công từ chối dịch vụ. Tuy nhiên, DdoS mạnh hơn DoS vì được phân tán từ nhiều địa chỉ IP khác nhau, khiến người dùng khó phát hiện và ngăn chặn.
Hiểu một cách cơ bản thì DdoS là hoạt động nỗ lực khiến người dùng không thể sử dụng những gì vốn có trong máy tính hoặc website. Đơn giản, DdoS chẳng khác gì đang cố “hack” vào website của bạn. Nó lợi dụng những lỗ hổng bảo mật và chiếm quyền kiểm soát máy tính của bạn. Cùng với đó, những thông tin, dữ liệu sẽ trở nên quá tải, khiến máy chủ không đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ máy trạm.
Phân loại DdoS
Thông thường DdoS có 2 dạng.
1/ DdoS sẽ làm quá tải băng thông, khiến người dùng không thể sử dụng dịch vụ dù không có nhiều người truy cập vào website của bạn.
2/ DdoS chiếm dụng tài nguyên mạng như bộ nhớ, băng thông… bằng các ứng dụng, khiến người dùng không thể truy cập vào website của bạn.
Sự nguy hiểm của DdoS
Với người dùng, DdoS khiến tốc độ truy cập website suy giảm đáng kể, thậm chí là đình trệ. Đồng thời, nó còn khiến khả năng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ hay cả hệ thống mạng rất lớn bị vô hiệu hóa.
Với doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu website, DdoS sẽ làm giảm số lượng và tốc độ người dùng truy cập. Điều đó khiến hiệu suất website bị ảnh hưởng, người dùng sẽ không có được trải nghiệm tốt, tương tác chậm hơn, khiến website bị tụt hạng.
Dấu hiệu bị DdoS tấn công
Dấu hiệu rõ ràng nhất chính là bạn không thể kiểm soát quyền truy cập website ổn định như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì không phải mọi sự gián đoạn dịch vụ đều do DdoS gây ra. Dưới đây là các triệu chứng cho thấy DdoS đang tấn công:
1/ Internet ổn định nhưng không thể vào website hay mở và truy cập file với tốc độ quá chậm chạp. Dẫu vậy, những website khác vẫn truy cập được bình thường.
2/ Một website cụ thể không thể truy cập được.
3/ Bất kỳ website nào cũng không truy cập được.
4/ Tài khoản nhận nhiều thư rác bất ngờ.
Làm gì khi bị DdoS tấn công?
Trên thực tế, không có biện pháp cụ thể nào để bạn có thể nằm hoàn toàn ngoài tầm ngắm của DdoS. Tuy nhiên, vẫn có một số bước đơn giản sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị DdoS “thăm hỏi”.
1/ Cài đặt và duy trì phần mềm chống virus.
2/ Cài đặt tường lửa, cấu hình để giới hạn lưu lượng đến và đi từ máy tính của mình.
3/ Thực hiện các hướng dẫn an toàn về phân phối địa chỉ email của mình.
4/ Dùng bộ lọc email để quản lý lưu lượng không mong muốn.
Nếu bị DdoS tấn công, hãy tìm các chuyên gia kỹ thuật để được hỗ trợ. Bởi rất khó để một người bình thường có thể xác định được nguồn hoặc đích của tấn công.
Dấu hiệu máy tính bị nhiễm mã độc và cách ứng phó bạn cần biết
(Techz.vn) – Bất cứ người dùng nào cũng có thể vô tình khiến máy tính bị nhiễm mã độc. Dù bạn có cẩn thận thế nào thì đây vẫn là điều khó tránh khỏi. Vậy dấu hiệu máy bị nhiễm mã độc như thế nào? Làm sao để ứng phó với nó? Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn.