Nhịp sống số

Đập Tam Hiệp: Làm thay đổi môi trường, ảnh hưởng tới cả nhân loại

Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất thế giới với chiều dài 2.308m, cao 185m, chiều rộng đỉnh đê 15m, đáy đê 124m. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.

tam hiep

Mực nước đập cao tối đa 175m trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 m, vùng hồ chứa có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỉ tấn.

Lượng nước của đập đủ khả năng sản xuất khoảng 22,5 triệu kilowatt điện (hay 22.500 megawatt), tương ứng công suất của 15 nhà máy điện hạt nhân.

tam hiep

Với quy mô lớn như vậy và hồ chứa khổng lồ dẫn đến sự dịch chuyển của một khối lượng nước lớn như trên sẽ tác động đến chuyển động quay của Trái Đất do hiện tượng mang tên mô-men quán tính, trong đó quán tính của một vật thể rắn xoay tròn sẽ tương ứng với chuyển động quay của nó. Càng xa trục thì vận tốc quay của vật thể càng chậm hơn.

tam hiep

Việc đẩy 42 tỷ tấn nước lên cao 175 mét so với mực nước biển sẽ làm tăng mô-men quán tính của Trái Đất, qua đó là chậm chuyển động xoay của địa cầu, dù tác động gây ra sẽ vô cùng nhỏ.

Theo tính toán và đo đạc của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), sự dịch chuyển của khối lượng nước lớn như trên sẽ làm ngày dài thêm 0,06 mili giây, khiến Trái Đất hơi tròn hơn ở giữa và phẳng hơn ở đỉnh. Tác động cũng làm điểm cực lệch đi khoảng hai centimet.

tam hiep

Những con số tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại để lại hậu quả cực lớn với trái đất và nhân loại. Các nhà nghiên cứu cho rằng tốc độ làm chậm này có thể liên quan đến việc giải phóng lượng lớn năng lượng bên dưới lòng đất và chính điều đó làm các trận động đất diễn ra thường xuyên và với cường độ mạnh hơn.

tam hiep

Ngoài ra con đập này cũng khiến môi trường sinh thái ở quanh hồ chứa thay đổi, các vụ sạt lở diễn ra thường xuyên hơn. Những loài sinh vật bị ảnh hưởng như cá heo nước ngọt, cá tầm Trung Quốc, hổ, cá sấu, sếu Siberia và gấu trúc khổng lồ. Ngoài ra cũng có đến 47 loài bị thay đổi môi trường sống dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng.

 

Đập Tam Hiệp biến dạng nghiêm trọng nguy cơ vỡ cực cao?

(Techz.vn) Đập Tam Hiệp là con đập lớn nhất của Trung Quốc và cũng là con đập lớn nhất thế giới. Thế nên thông tin nó bị biến dạng làm cả thế giới lo lắng.