Đời sống

Danh tính vị tiến sĩ đầu tiên là ‘ông tổ’ của ngành thuốc Nam, bị vua Trần ‘cống nạp’ cho nhà Minh

Danh tính vị tiến sĩ đầu tiên là ‘ông tổ’ của ngành thuốc Nam, bị vua Trần ‘cống nạp’ cho nhà Minh

Thiền sư Tuệ Tĩnh (1330 – ???) có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh ra ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo khó, nhưng từ nhỏ đã có chí học hành và yêu thích y học. Mẹ mất từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều (Hải Dương) và chùa Giao Thủy (Nam Định) nuôi cho ăn học.

Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh (đệ nhị giáp tiến sĩ) dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà xin về chùa Hải Triều (Hải Dương) đi tu và học y học, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam.

001-2410

Chân dung Thiền sư Tuệ Tĩnh (Nguồn ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia).

Trong suốt cuộc đời tu hành của mình, Tuệ Tĩnh đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp y học. Ông đã dành nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp các bài thuốc Nam của dân gian, đồng thời sáng tác nhiều tác phẩm y học quan trọng, trong đó có bộ sách "Nam dược thần hiệu". Đặc biệt, ông có bộ Hồng nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa vừa là nơi truyền bá đạo Phật vừa là nơi làm y xá chữa bệnh.

Năm 55 tuổi (1385) danh tiếng Tuệ Tĩnh được nhà Minh biết đến vì thế ông bị Vua nhà Trần cống cho nhà Minh, Trung Quốc. Ông đã chữa khỏi bệnh cho vợ vua Minh và vì tài năng nên ông đã phải ở lại để phục vụ vua nhà Minh. Và từ đó, là những năm tháng bị giam lỏng cho đến hết đời! Ở xứ người nhưng Tuệ Tĩnh vẫn ôm 1 nỗi nhớ quê hương, không ai biết ông chết vào năm tháng nào. Chỉ biết rằng, trước khi chết, ông có nhắn lại 1 câu “Ngày sau có ai người nước Nam qua đây xin đưa hài cốt tôi về với!”.

danh-y-thien-su-tue-tinh

Ảnh minh họa.

Phải đến 300 năm sau khi 1 người cùng quê với Tuệ Tĩnh – ông Nguyễn Danh Nho (Sầm Hiên 1638-1699) trong đoàn sứ giả Việt Nam sang giao hảo với nhà Thanh mới ghé thăm được mộ Tuệ Tĩnh và cho in dập bia mộ Tuệ Tĩnh đem về Việt Nam lập đền thờ. Khi đưa bia về, vì bị lụt, bia rơi xuống giữa cánh đồng giáp giới thôn Văn Trại và Nghĩa Phú. Sau dân làng đắp ở chỗ ấy một cồn cát để dựng bia và xây một cái bệ để thờ tại đấy, gọi là “Đền Bia”.

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, nổi tiếng ở cả Việt Nam và Trung Quốc, chết ở Trung Hoa không có cơ hội cuối cùng nhìn lại mảnh đất quê hương nhưng một lòng một dạ gắn với quê hương. Tâm hồn của ông là tâm hồn Việt. Tài năng của ông là một tài năng Việt.

Tuệ Tĩnh đã được thờ ở Y miếu Thăng Long, ông được dựng tượng, được đặt tên đường ở nhiều thành phố như Hà Nội, Hải Dương, Huế (Thừa Thiên Huế), Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh…

 

Vị đại danh y uyên bác của Việt Nam: ‘Ông tổ’ của Đông y, được đặt tên cho đường ở Hà Nội, TP.HCM

Ông là vị danh y nổi tiếng được xem là ‘ông tổ’ của nền y học cổ truyền Việt Nam, ông từng chữa bệnh cho vua và thế tử. Không chỉ tinh thông y thuật, ông còn là người học cao, hiểu biết sâu rộng về văn chương, dịch lý.