Danh tính nhân vật đứng ra cho Bamboo Airways vay hơn 7.700 tỷ đồng mà không cần thế chấp
Cuộc họp đại hội cổ đông bất thường lần hai của Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vừa được tổ chức vào sáng 9/5. Đáng chú ý, ông Lê Thái Sâm – Thành viên của HĐQT FLC và Bamboo Airways đã gửi các cổ đông một văn bản kiến nghị, ký vào ngày 3/5.
Trong văn bản này tiết lộ, tính từ năm 2022 đến ngày 10/4, ông Lê Thái Sâm đã cho Bamboo Airways vay nợ 7.727 tỷ đồng. Thế nhưng, đến hiện tại công ty này vẫn chưa có kế hoạch cụ thể trong việc hoàn trả nợ gốc và lãi cho ông Sâm.
“Chủ nợ” của Bamboo Airways tiết lộ chuyện cho vay mà không đòi thế chấp: “Trước việc Bamboo Airways phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các khó khăn về tài chính để chi trả cho các hoạt động thường xuyên như thanh toán tiền thuê tàu bay, các chi phí phục vụ mặt đất, kỹ thuật, khai thác bay… tôi đã sẵn sàng ký các hợp đồng cho công ty vay tiền mặt (không lãi suất và/hoặc lãi suất thấp và không yêu cầu tài sản đảm bảo) để công ty có thể có nguồn tài chính kịp thời chi trả cho các chi phí hoạt động”.
Tối 8/5 vừa qua, phía FLC công bố quyết định chuyển nhượng hơn 400 triệu cổ phần Bamboo Airways (BAV), tỷ lệ 21,7% vốn điều lệ của Bamboo Airways sang cho ông Lê Thái Sâm. Cộng vào với 231,7 triệu cổ phần BAV (tương ứng 12,53%vốn) đã nắm giữ trước đó, ông Sâm có thể đang nắm hơn 34% vốn Bamboo Airways.
Ông Sâm nêu trong đơn kiến nghị rằng việc hãng bay phát hành cổ phần để hoán đổi nợ là cấp thiết, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của chủ nợ khi đã cho vay không cần thế chấp. Bên cạnh đó là giảm áp lực trả lãi và hoàn trả tiền gốc cho doanh nghiệp.
Ông Lê Thái Sâm đưa ra phương án phía Bamboo Airways phát hành thêm 1,15 tỷ cổ phần, tương ứng tăng vốn 11.500 tỷ đồng. Trong đó có 772 triệu cổ phần phát hành, tương ứng trị giá 7.720 tỷ đồng để hoán đổi cho chủ nợ; 378 triệu cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược. Được biết vốn điều lệ của Bamboo Airways hiện đang là 18.500 tỷ đồng.
Đối tượng chào bán cổ phần của Bamboo Airways là các chủ nợ, cho công ty này vay tiền nhưng không yêu cầu tài sản đảm bảo, có tổng dư nợ từ 1.000 tỷ đồng trở lên và có yêu cầu hoán đổi nợ thành cổ phần. Cùng với đó là các nhà đầu tư chiến lược là tổ chức, cá nhân có tiềm lực tài chính hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của Bamboo Airways mà có thể mang lại lợi ích, hỗ trợ cho họ. Nhà đầu tư chiến lược sau khi mua cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông sở hữu hơn 5% vốn của Bamboo Airways.
Về phần ông Lê Thái Sâm, người đàn ông này đề xuất không chào bán cổ phần cho tất cả các cổ đông hiện hữu mà chỉ phát hành cho các cổ đông, nhà đầu tư chiến lược đáp ứng được 2 tiêu chí kể trên.
Tháng 4 vừa qua, phiên họp đại cổ đông bất thường lần 1 của Bamboo Airways đã diễn ra. Tại đó, HĐQT công ty trình các cổ đông thông qua phương án chào bán riêng lẻ cổ phần phổ thông để tăng vốn điều lệ thêm 9.570 tỷ đồng. Thế nhưng, có đến quá bán (56,4%) không tán thành phương án này. Thế nên kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tái cấu trúc khoản vay và phát hành cổ phần cho nhà đầu tư mới của Bamboo Airways không được thông qua.
Chân dung thiếu gia nghìn tỷ nhà Biti’s, hé lộ thú vui khác biệt hoàn toàn với dàn rich kid
“Sinh ra ở vạch đích”, nhưng những gì Vưu Tuấn Kiệt làm được đủ để chứng minh thực lực và tài năng của mình là có thừa. Thiếu gia nhà Biti’s được đánh giá là trưởng thành hơn nhiều so với độ tuổi thực.