Danh tính người đã hoạch định tên đường ở Thủ đô với quy luật đặc biệt, đến dân Hà Nội cũng ít biết
Trước năm 1945, đường phố ở Hà Nội được thực dân Pháp hoặc người Việt Nam trong bộ máy chính quyền Pháp đặt tên. Thế nên rất nhiều con phố ở Hà Nội khi đó là tiếng Pháp, có thể kể đến như Đại lộ Boulevard Carnot (phố Phan Đình Phùng ngày nay), Boulevard Gambetta (phố Trần Hưng Đạo ngày nay), F.Ganier (phố Đinh Tiên Hoàng) ngày nay…
Đường phố Hà Nội trước năm 1945. Ảnh tư liệu
Đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, bác sĩ Trần Văn Lai được cử làm Đốc lý Hà Nội. Nhiệm kỳ của ông chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 tháng, nhưng để lại dấu ấn rất sâu đậm. Trong số những đóng góp của ông Trần Văn Lai, không thể không kể đến việc đặt lại tên đường ở Hà Nội. Đến nay, rất nhiều con phố ở Thủ đô là do vị bác sĩ này đặt.
Không hề ngẫu nhiên, tùy hứng, bác sĩ Trần Văn Lai chọn đặt tên đường ở Hà Nội theo từng cụm. Đó là những người nổi tiếng, danh nhân lịch sử sống cùng một thời kỳ hoặc hoạt động trong cùng một lĩnh vực.
Cụm “truyền thuyết – cổ đại” là những con đường quanh khu vực Hồ Tây. Đó là 4 tuyến phố chính: Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Hùng Vương.
Danh tính nhân vật chọn ngày 10/3 âm lịch làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tiết lộ thân thế cực khủng
Người dân Việt Nam nào cũng biết ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhưng vì sao lại có ngày này, ai là người chọn thì chưa chắc nắm rõ.
Cụm “chống Bắc thuộc” nằm ở quanh Hồ Gươm. Họ là những nhân vật vang danh sử sách như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Phùng Hưng…
Cụm “Văn học, giáo dục” thuộc khu vực Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ở đó có phố Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Nguyễn Khuyến. Ngoài ra còn các nhà sử học, giáo dục nổi tiếng như Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Như Đổ, Phan Phu Tiên…
Có khoảng 10 cụm tên đường được bác sĩ Trần Văn Lai đặt ra, gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc ta.
Phố Trần Hưng Đạo sẽ nằm gần phố Trần Bình Trọng, Yết Kiêu... Ảnh: Kiến Thức
Sau khi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào năm 1945, bác sĩ Trần Duy Hưng trở thành Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội. Ông cũng là người đã tiếp tục đặt tên đường ở Hà Nội. Trong tờ trình gửi lên Chính phủ, bác sĩ Trần Duy Hưng giữ nguyên một số con đường được bác sĩ Trần Văn Lai đặt tên trước đó và bổ sung thêm những nhân vật thuộc ĐCS Đông Dương. Ông cũng áp dụng cách đặt tên theo cụm, giai đoạn lịch sử.
Ngày nay, tên đường phố ở Hà Nội vẫn đang được phân chia theo quy tắc trên. Nếu chú ý, bạn có thể nhận ra tên đường tại Thủ đô có xu hướng theo tiến trình lịch sử từ xa đến gần, trong đó quận Hoàn Kiếm chính là trung tâm.
Đường Trường Chinh, giao cắt Lê Trọng Tấn đều là những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử cách mạng. Ảnh: Internet
Mạn Hồ Gươm, thuộc quận Hoàn Kiếm sẽ là các danh nhân thời kỳ đầu dựng nước: Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Đinh Lễ, Đinh Liệt…
Cách đó không quá xa là “hào khí Đông A” của nhà Trần với Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Yết Kiêu, Dã Tượng, Đỗ Hành…
Đến Cầu Giấy là danh nhân thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: Trần Đăng Ninh, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu, Lê Đức Thọ…
Quanh Đại học y Hà Nội là các bác sĩ nổi tiếng như Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch…
Các con phố mang tên nhà văn thì thường tập trung ở quận Đống Đa và Thanh Xuân, ví dụ như Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân…
Bên cạnh đó, dù năm tháng trôi qua, những con phố bắt đầu bằng chữ Hàng, chữ Hòa, chữ Khương thì vẫn được giữ nguyên vì đã gắn với văn hóa làng cổ, làng nghề của người dân.
Bác sĩ Trần Duy Hưng cùng đoàn quân về tiếp quản Thủ đô. Ảnh tư liệu
Dù có quy luật riêng nhưng thực tế thì nó cũng chỉ mang tính chất tương đối. Bởi danh nhân thì có hạn, đường phố lại ngày càng được mở ra nhiều. Thế nên mới có chuyện đường Trần Quang Diệu không nằm gần đường Bùi Thị Xuân, đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Lê Hồng Phong cách xa nhau, đường Nguyễn Trãi cùng đường Lê Lợi cũng không ở gần.
Tiết lộ con phố ngắn nhất Thủ đô, nằm ngay trung tâm phố cổ, người gốc Hà Nội 3 đời chưa chắc biết
Trong số các phố phường ở Hà Nội, đây là con phố ngắn nhất, chỉ dài 50 mét. Nhiều người Hà Nội thậm chí còn không biết thông tin này.