Đánh giá laptop

Đánh giá máy tính bảng Gigabyte S1080: Chỉ là kẻ yếu thế

Đánh giá máy tính bảng Gigabyte S1080: Chỉ là kẻ yếu thế

Được biết đến như một nhà sản xuất bo mạch chủ và card đồ họa hàng đầu hiện nay, tuy nhiên Gigabyte cũng không bỏ qua mảng thị trường béo bở đó là các sản phẩm máy tính bảng. Hãng điện tử Đài Loan đã tung ra một phiên bản máy tính bảng chạy hệ điều hành Windows cùng với bộ xử lý Atom.


Gigabyte S1080 đã được giới thiệu ở cách đây gần một năm, nhưng những gì mà nó để lại có ý nghĩa vô cùng lớn đối với Gigabyte, bởi nó tượng trưng cho bước phát triển từ việc sản xuất phần cứng máy tính cho tới việc bước gần hơn đến việc sản xuất các thiết bị di động. Mặc dù chạy hệ điều hành Windows 7, với bộ xử lý Atom đã khá yếu so với các bộ vi xử lý hiện nay, tuy nhiên việc trang bị ổ cứng 320 GB sẽ là một thế mạnh rất lớn. Bên cạnh đó, Gigabyte hứa hẹn sẽ cải tiến tối đa hiệu năng của S1081, thế hệ máy tính bảng tiếp theo của hãng, vừa được giới thiệu tại CES 2012 với một CPU tốt hơn cùng việc hỗ trợ nhiều cổng kết nối.

Cấu hình chi tiết

  • Vi xử lý: Intel Atom N570 1.66 GHz
  • Mainboard: Intel NM10
  • Bộ nhớ RAM: 2048 MB, DDR3
  • Card đồ hoạ: Intel Graphics Media Accelerator (GMA) 3150, Core: 200 MHz
  • Màn hình: 10.1 inch 16:10, 1024x600 pixel, Chi Mei N101L6-L0D, glossy: no
  • Ổ đĩa: Hitachi HTS543232A7A384, 320GB 5400rpm
  • Soundcard: Intel 82801GBM ICH7-M - High Definition Audio Controller
  • Kết nối: 1 USB 2.0, 1 USB 3.0, 1 VGA, 1 Docking Station Port, Audio Connections: Headphones, Microphone, Card Reader: SD,
  • Mạng: Realtek RTL8168/8111 Gigabit-LAN (10/100/1000MBit), Realtek RTL8188CE Wireless LAN 802.11n (bgn), 3.0 + HS Bluetooth, WWAN 3.5G (optional)
  • Kích thước: height x width x depth (in mm): 16 x 270 x 174
  • Cân nặng: 0.85 kg Power Supply: 0.25 kg
  • Pin: 30 Wh Lithium-Polymer
  • Giá: 600 Euro
  • Hệ điều hành: Microsoft Windows 7 Home Premium 32 Bit
  • Tính năng khác: Webcam: 1.3 MP, 24 Months Warranty,

 

Thiết kế

Toàn bộ khung máy được làm bằng chất liệu nhôm trắng, cảm giác cầm máy trên tay rất mát, tuy nhiên có cảm giác nặng hơn các thiết bị khác. Màn hình của máy được bao quanh bởi một đường viền màu đen, giống như thiết kế chung của các máy tính bảng hiện nay. Các mặt của máy được làm bằng vật liệu tổng hợp từ nhôm và bạc, mặt sau của máy có gắn Logo Gigabyte bằng bạc sáng bóng.

Máy khá chắc chắn, kiểm tra bề mặt cũng như các cạnh của máy rất tốt, không có hiện tượng nún, hay lỏng lẻo ở các khớp nối. Tuy nhiên vật liệu mà Gigabyte sử dụng cho S1080 khá rẻ tiền, có lẽ đây chưa phải là đứa con cưng mà Gigabyte muốn gửi gắm niềm tin vào nó.Thiết kế của S1080 khiến nó trông khá dày,  trong khi Dell Latitude ST-LST01 cùng có độ dày là 16mm, nhưng trông nó mỏng hơn do Dell đã uốn cong các cạnh của Latitude, bo tròn dần vào phía trong của máy. 

Kết nối

Gigabyte hỗ trợ đầy đủ các kết nối phổ thông hiện nay, đó là một tín hiệu đáng mừng cho những ai muốn sử dụng nó trong các công việc trình chiếu, trao đổi dữ liệu nhanh. Thiết bị này có USB 3.0 và cột cổng USB 2.0. Ngoài ra, máy còn trang bị hai jack cắm tai nghe và microphone ở cạnh trái của máy. Chính nhờ độ dày 16mm mà Gygabyte đã có thể trang bị cho chiếc tablet của mình jack cắm Ethernet như trên máy tính. Đầu đọc thẻ SD nằm giữa các phím thay thế chuột và thanh tăng giảm âm lượng. Chúng ta cũng có thể xuất hình ảnh của máy ra bên ngoài nhờ một khe cắm VGA được trang bị ở bên phải của máy

Cạnh trên: Loa 

Cạnh trái: Gigabit LAN, Microphone & Headphone jack, USB 2.0, SD-Reader

Cạnh dưới: Docking trạm giao diện 

Cạnh phải: USB 3.0, khe cắm thẻ SIM, VGA, ổ cắm điện

Các kết nối không dây cũng được hỗ trợ rất đầy đủ bao gồm WLAN b/g/n, Bluetooth. Một khe cắm thẻ SIM với modem và ăng-ten, giúp người dùng có thể lướt web mọi lúc mọi nơi với kết nối 3G.

Phần mềm

Các ứng dụng liên lạc được Gigabyte cài đặt sẵn với cái tên AppPark. Bộ phần mềm này được coi như là một gói giao diện tích hợp nhiều ứng dụng đơn giản, giúp người dùng trải nghiệm, thao tác nhanh với các tác vụ cơ bản của một chiếc máy tính bảng thông qua màn hình cảm ứng. Các chương trình Windows quen thuộc chưa được tối ưu hoá để phù hợp với hiệu năng của máy. Vẫn là những ứng dụng thông thường như: Paint, Adobe Reader và Microsoft Office Starter, tuy nhiên thật không may, những ứng dụng này hoạt động có vẻ không trơn tru và mượt mà lắm.

Phụ kiện

Gigabyte cung cấp cho bạn một vỏ bọc máy bằng bao da đi kèm. Vì làm bằng chất liệu rẻ tiền nên thiết kế và chất lượng của nó khá tệ. Bên cạnh đó Gigabyte cũng cung cấp cho người dùng ba phụ kiện nữa: một bàn phím, một pin bổ sung và một đế kê máy. Các bàn phím có thể được kết nối với máy thông qua các cổng USB, một cục pin 70 euro sẽ kéo dài thời gian trải nghiệm máy them 2 giờ đồng hồ nữa.

Cục pin gắn ngoài giúp kéo dài thời lượng sử dụng của máy lên 2h đồng hồ

Bàn phím rời, được gắn qua cổng USB

Bảo hành

Nếu bạn mua thiết bị này ở Đức và Đài Loan thì thời gian bảo hành có thể lên đến 2 năm, tuy nhiên nếu là người dùng ở các quốc gia khác, bạn sẽ chỉ được bảo hành 1 năm mà thôi.

Màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng của máy có độ nhạy thấp, độ trễ cao. Hầu hết các cử chỉ, thao tác với bề mặt cảm ứng của máy phải nhấn chạm vài lần trước khi thấy sự phản hồi của máy, cảm giác không được thoải mái.

Tuy nhiên Gigabyte đã trang bị thay thế một con chuột cho  chiếc tablet này. Con chuột này bao gồm một cục bi tròn nhỏ ở phía bên phải của màn hình và hai phím chuột ở phía bên trái. Cục bi tròn này có tác dụng giống như một touchpad, giúp cho bạn có di chuyển con trỏ chuột rất dễ dàng.

Tuy nhiên đây sẽ là một điểm hạn chế hơn so với những máy tính bản sở hữu công nghệ cảm ứng tiên tiến khác, lý do là người dùng sẽ phải mất thời gian để di chuyển con trỏ chuột tới vị trí cần thao tác, trong khi các thiết bị khác có thể ấn chạm cùng lúc, chính xác ở bất kỳ vị trí nào trên màn hình.

Lựa chọn thay thế

Do tính hạn chế của màn hình cảm ứng, tốt hơn hết chúng tôi khuyên bạn sử dụng các thiết bị thứ ba, ví dụ như chuột và bàn phím kết nối qua cổng USB để có được trải nghiệm tốt nhất, giống như cách mà bạn sử dụng trên các laptop hiện nay.

Hiển thị


Gigabyte trang bị cho S1080 một màn hình chống chói 10,1 inch với tỉ lệ 16:10, độ phân giải 1024x600 pixels. Màn hình có độ sáng tối đa là 160 m² / cd và trung bình chỉ là 148 cd / m² sáng. Điều này là quá tối cho một máy tính bảng di động, thậm chí còn thấp hơn độ sáng tối thiểu 200 m² / cd để có thể xem màn hình một cách thoải mái trong điều kiện dưới ánh sáng mặt trời. Điều đáng buồn này sẽ khiến màu sắc của máy không được hiển thị tốt, bị ảnh hưởng của ánh sáng bên ngoài.

Độ sáng của màn hình được phân phối tốt trên bề mặt máy, ở mức 88%. Và giá trị 0,95 m² / cd cho độ sáng của màu đen cũng khá tốt, đạt ở mức trung bình. Tuy nhiên một lần nữa, phải nói rằng độ tương phản 163:1 là quá ít ỏi.

Các bạn cũng không nên sử dụng tablet này dưới ánh sáng mặt trời, vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ đôi mắt, do độ sáng hạn chế của máy khiến võng mạc mắt mở rộng nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng mỏi mắt, mờ mắt.

Một màn hình chất lượng kém được cho là sẽ có góc xem hạn chế. Các nội dung trên màn hình sẽ thay đổi đáng kể (đảo ngược màu sắc, giảm độ sáng, vv) khi bạn thay đổi góc nhìn của máy. Tablet này cũng vậy, các màu sắc bị đậm hơn, ngả sang màu đen khi nghiêng các cạnh của máy, riêng màu đen ngả hẳn sang màu xám. Đây sẽ là một điểm yếu rất lớn mà Gigabyte cần phải khắc phục, trước khi đưa ra những thế hệ tablet sau này.

Hiệu suất

Được trang bị một CPU lõi kép Intel Atom N570 cùng với chip đồ họa Intel Graphics Media Accelerator 3150. Cấu hình này khiến bạn chỉ có thể chạy được Driectx 9c, bộ nhớ 2 GB RAM DDR3 và một ổ cứng 320 GB hoạt động tại tiêu chuẩn 5400 rpm khiến bạn liên tưởng đây có thể coi như là một chiếc netbook cổ điển.

 

CPUZ CPU 

 

CPUZ cache

 

CPUZ Mainboard 

 

CPUZ RAM SPD 

 

GPUZ 

 

HWiNFO 

 

Kiểm tra độ trễ

Bộ xử lý


Việc đánh giá chỉ số sức mạnh của máy được thực hiện với phần mềm benchmark chuyên dụng Cinebench R10. Chúng tôi đã hy vọng rằng, điểm số của nó có thể sánh ngang so với các đối thủ, hay thậm chí là các netbook cùng mức giá. Đáng buồn thay, trong kết quả đánh giá CPU này, hiệu năng mà nó đem lại không thể theo kịp với Asus Eee PC 1015PX (cùng cấu hình) . Eee PC ghi được 1.654 điểm trong khi Gigabyte tụt lại phía sau tại 1.361 điểm. Dell Latitude ST-LST01 có bộ xử lý yếu hơn và chỉ có thể ghi 759 điểm.

Hiệu suất hệ thống

Trong thử nghiệm PCMark 7, Chúng tôi đã thực hiện đo kiểm tra toàn bộ hệ thống trong nhiều lần khác nhau. Mức điểm cao nhất mà Gigabyte đạt được là 580 điểm - ít hơn rất nhiều so với Dell Latitude ST-LST01 830 điểm. Điều này được giải thích đó là máy tính bảng của Dell được trang bị ổ cứng thể rắn SSD, mặc dù hiệu năng CPU của máy thấp hơn rất nhiều.

Về chủ quan, cấu hình của máy không đủ mạnh để có thể trải nghiệm tốt các tính năng trên windows 7, độ trễ thời gian tải lâu sẽ là điểm yếu trong mắt người dùng, khiến Gigabyte không thể thành công trên mảng thị trường máy tính bảng nếu như họ không đưa ra các thay đổi phần cứng mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Lưu trữ


Được trang bị sẵn một ổ cứng tiêu chuẩn với dung lượng 320 GB và tốc độ hoạt động 5400 rpm. Tốc độ chuyển dữ liệu trung bình là 60 MB / s. Nếu được sử dụng ổ cứng thể rắn SSD như trên các máy tính bảng hay ultrabook hiện nay, tốc độ truy xuất của máy sẽ được cải thiện đáng kể, thậm chí hiệu năng chung của toàn bộ hệ thống cũng được cải tiến lên rất nhiều.

Chip đồ họa


Intel GMA 3150 là con chip đồ hoạ được thiết kế cho các ứng dụng cơ bản như Văn phòng hoặc lướt web. Chip này là quá yếu để chỉnh sửa hình ảnh / video hoặc chơi trò chơi. Tuy nhiên, một bài kiểm tra ngắn cho thấy máy vẫn có thể chơi video Full HD khá tốt. 

Độ ồn


Không được trang bị các quạt tản nhiệt như trên các hệ thống laptop, tuy nhiên máy tính bảng của Gigabyte khá ồn ào và ầm ĩ, âm thanh mà nó phát ra ở mức 35 - 37 dB. Nhiều thời điểm, âm thanh đó còn tăng lên tới 42dB, một mức khiến rất nhiều người dùng cảm thấy khó chịu.

Nhiệt độ


Mặc dù nhiệt độ bên trái của máy khá mát mẻ, tuy nhiên ở khu vực bên phải, nó có thể nóng đến 36 ° C trong khi ở chế độ nhàn rỗi, không thao tác bất kỳ ứng dụng nào. Gigabyte S1080 có thể nóng đến 40 ° C khi chạy các ứng dụng lướt web và văn phòng. Đây là giá trị ngưỡng để có thể sử dụng thoải mái một chiếc máy tính bảng trên tay.

Trong bài kiểm tra của chúng tôi, chúng tôi chạy CPU và chip đồ hoạ ở chế độ fullload, nghĩa là cho máy chạy hết công suất trong vòng 1h đồng hồ. Thử nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng vận hành của CPU trong một thời gian dài, để xem nó có hoạt động tốt hay sẽ giảm xung nhịp để làm giảm hiệu suất thực hiện của máy

Hệ thống làm mát đã không làm tốt trong thử nghiệm này. Sau một thời gian ngắn, CPU bắt đầu có những biến đồi mạnh mẽ CPU nóng lên đến 100 ° C và vượt qua giới hạn của nó. Xung nhịp máy rơi xuống mức  500 MHz và máy tỏ ra rất chậm chạp, các thao tác có độ trễ cao, rất nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống nếu kéo dài tình trạng này.

Tuổi thọ pin


Do chỉ sử dụng công suất 11W, thấp hơn con số 16W ở các máy tính bảng khác, có thể điều này khiến hiệu năng chung của hệ thống tăng lên chút ít.

Để đánh giá tuổi thọ pi, chúng tôi sử dụng công cụ Battery Eater. Tablet này đã không có thể đạt được 5 giờ hoạt đông với thiết lập độ sáng và chế độ tiết kiệm điện tối thiểu, tắt WLAN. 

Thời gian lướt web sử dụng song wifi được cho là quan trọng hơn nhiều. Độ sáng được thiết lập là 150 cd / m² (cao nhất) và chúng tôi sử dụng wifi để lướt web. Tablet này trụ được trong 3 giờ và 19 phút . Tất nhiên, điều kiện màn hình như vậy là quá tối, và thời lượng pin cũng không hề khá khẩm hơn.

Pin sẽ mất 145 phút để sạc đầy.

Kết luận


Hãy bắt đầu với những điểm mạnh: Nhiều cổng kết nối là điểm mạnh lón nhất của nó. Tablet này chỉ thiếu một giao diện HDMI bên cạnh đó một điểm mạnh khá tốt của S1080 đó là nó tiêu thụ điện năng rất thấp.

Còn bây giờ sẽ là các nhược điểm: Các phần mềm đi kèm không thực sự hữu dụng, các thiết bị đi kèm rẻ tiền, khiến người dùng không thực sự thoải mái. Bên cạnh đó, màn hình cảm ứng kém, bộ vi xử lý đã quá cũ, khiến hiệu năng của toàn bộ hệ thống đạt dưới mức trung bình.

Màn hình hiển thị quá tối. Điều này có nghĩa rằng người dùng sẽ không thể sử dụng ở ngoài trời hoặc trong môi trường xung quanh có nhiều ánh sáng. Các góc nhìn hạn chế và các màu sắc có vẻ buồn tẻ, nhạt nhẽo, không sống động và sắc nét như các dòng máy tính bảng hiện nay. Hiệu suất của CPU và đĩa cứng là không đủ cho một trải nghiệm trơn tru hệ điều hành Windows 7. Nhìn chung, máy tính bảng này sẽ cần tối ưu hệ điều hành hơn nhiều nữa, hoặc ít nhất nó có thể chuyển qua một hệ điều hành nhỏ gọn và được sử dụng rộng rãi hơn – Android OS.

Thật không may cho Gigabyte S1080 bởi nó có quá nhiều sai sót, và như vậy chúng tôi không thể khuyên bạn một lần mua nó về trải nghiệm, vì những gì bạn có thể trải nghiệm sẽ không là gì so với số tiền bạn bỏ ra để mua được Gigabyte S1080.