Máy ảnh

Đánh giá máy ảnh không gương lật Canon EOS M: tuyệt vời!

Sau bao ngày chờ đợi, thế hệ máy ảnh không gương lật đầu tiên của Cannon đã chính thức đến với người tiêu dùng. Nhật sẽ là một trong những nước đầu tiên phát hành thế hệ máy ảnh mới này của Canon. Với giá khoảng 1400$, bạn sẽ nhận được một model EOS M màu đen, trắng hoặc bạc (phiên bản màu đỏ vẫn chưa xuất hiện) hoàn chỉnh với lens kit 55mm f/s và 18-55mm f/3.5-5.6 EF-M, cùng với đèn flash Speedlite 90EX và một EF-M Lens Adapter, cho phép chiếc EOS M của bạn tương thích hoàn toàn với ống kính thuộc loại EF và EF-S. Phiên bản phát hành tại thị trường Mỹ vào ngày 15 tháng 10 tới đây, có màu đen và chỉ đi kèm với ống kính “pancake” STM 22mm, cho nên giá của nó là 799$. Mức giá này hẳn chưa phải là một mức giá cạnh tranh khi xét đến một thị trường máy ảnh phong phú như tại Mỹ, nhưng nó cũng đủ đặc biệt để làm phong phú thêm thị trường máy ảnh không gương lật ILC hiện nay.

Bạn có thể nghĩ rằng, Canon đang làm những điều tương tự như Nikon đã làm khi bàn về giá của EOS M- một chiếc máy ảnh được cung cấp đầy đủ các tính năng của một máy DSLR, cùng với một giao diện người dùng cao cấp, do vậy mà mức giá mà Canon đưa ra cho EOS M là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy cho ra mắt nhiều mẫu mới của dòng máy ảnh compact, nhưng điều này vẫn không ảnh hưởng đến sự thành công của các dòng DSLR APS-C full size, trong đó bao gồm nhiều mô hình khác như, từ Rebel T3 (khoảng 475$) cho đến EOS 7D (khoảng 1350$). Nhìn nhận ở một góc độ phù hợp, thì EOS M nằm trung gian giữa các chức năng, tiện ích của một thiết kế nhỏ gọn để bỏ túi, công bằng mà nói thì EOS M sẽ nhắm đến đối tượng nghiệp dư là chủ yếu. Điều đó nói lên rằng, có một lý do mà các máy ảnh SLR lớn hơn vẫn còn tồn tại trên thị trường, và Canon rất muốn giữ lại vị thế vững chắc của mình trên dòng máy này. Do thiết kế của mình, có lẽ EOS M không phải là mẫu máy ảnh dành cho tất cả mọi người. Nhưng đây lại là lựa chọn phù hợp với bạn?

Hình ảnh : Đánh giá Canon EOS M.

Thiết kế

Tất cả các dòng máy ảnh đều không có chung một kích cỡ, và dòng EOS cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng mỗi một sản phẩm nhỏ gọn trong dòng sản phẩm này có thể mang trên mình cảm biến CMOS APS-C 18-megapixel, màn hình cảm ứng 3 inch, với 1.040.000 điểm ảnh và giao diện người dùng thân thiện. Như bạn có thể thấy từ video trên, chúng tôi đã không nói về phiên bản màu trắng, đỏ, thậm chí là màu bạc. Chỉ có phiên bản với màu đen bóng bao phủ trên toàn thiết kế vỏ máy của EOS M, đem lại cho ta cảm nhận khá ấn tượng về chiếc máy ảnh không gương lật nhỏ gọn có giá 16 triệu đồng này.

Gạt vấn đề về màu sắc của EOS M sang một bên, có một tin xấu với những ai đã quen thuộc với các sản phẩm của Canon. Có lẽ bạn đã từng thấy chế độ quay chuyên dụng đã trở thành một điểm quen thuộc trên các sản phẩm cao cấp của Canon. Ngay cả với PowerShot SX160 IS có thành phần điều khiển quen thuộc này, và giá của nó chỉ có 4 triệu đồng (199$). Nhưng liệu với 16 triệu đồng EOS M có thể mang tới một chế độ truy cập trực tiếp đến các chế độ chụp tiên tiến hay không? Câu trả lời ở đây là không. Chúng tôi có thể bày tỏ sự thất vọng của mình ở đây, bởi một chế độ quay lựa chọn có thể đơn giản hóa được quá trình lựa chọn sở thích chụp của bạn, rằng nó cũng hữu ích để xác nhận các lựa chọn hiện tại của bạn, cho phép bạn biết rằng mình đang ở trong chế độ chụp nào, để không phải chụp ra những tấm hình không mong muốn. EOS M cũng cung cấp thông tin phản hồi trên màn hình của nó, nhưng nó không tương tự như các dòng máy khác, và ít nhất thì ba nút trên thân cũng có thể chuyển đổi qua lại giữa các chế độ cho bạn, nhưng nó vẫn còn khá là bất tiện.

Nói về các nút vật lý, bạn sẽ phải thao tác nhiều với các nút bấm cảm ứng hơn là bạn nghĩ. Các lựa chọn lấy nét chạm (touch-to-focus) (và phơi sáng/chụp) là khá tốt, nhưng bạn sẽ cảm thấy bất tiện nhiều hơn bởi phải phụ thuộc quá nhiều vào màn hình LCD này để điều chỉnh các thông số, như ISO chẳng hạn. Một lưu ý là, EOS M đem lại độ nhạy hình ảnh (ISO) trong khoảng 100 đến 25.600 (lên tới 12.800 khi quay video)- vấn đề này sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong phần sau. EOS M được trang bị hệ thống lấy nét tự động AF 31 điểm, chế độ chụp liên tục với tốc độ 4.3 khung hình trên mỗi giây với khả năng lấy nét cố định trên ống kính bất kỳ hoặc tự động lấy nét với việc sử dụng ống kính EF hoặc EF-S, và tốc độ lấy nét tự động là 1.2 fps trên lens EF-M 22mm, 1080/30p và 20p, 720/60p và 50p và khả năng chụp hình 640x480 với tốc độ 30 hoặc 25 khung hình trên giây.

 Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem xét đến những nút điều khiển của nó. Mặt sau của EOS M tương tự như hầu hết các máy ảnh pns (point and shoot) khác của Canon, nhưng cách bố trí này không mang lại một cái giá thấp như các dòng máy pns cho EOS M. Ở cạnh trên của máy là nơi xuất hiện của nút nguồn, một nút quay lựa chọn chế độ, bao gồm ba chế độ là tự động, chuẩn và quay phim, cùng với nó là nút chụp hình. Ngoài ra EOS M còn được trang bị một hotshoe (chân để gắn đèn flash) với kích cỡ đầy đủ và mic stero (cách bố trí này sẽ đem lại khả năng thu âm tốt hơn khi quay nhưng nó lại ít lý tưởng hơn cho các cuộc phỏng vấn). Bạn có thể ngắt mic tại vị trí này bằng cách sử dụng thêm một thiết bị thu âm thanh khác với giắc cắm chuẩn micorophone thông qua kết nối HDMI và USB ở cạnh trái của máy. Thêm vào đó, việc EOS M được trang bị một hot shoe chuẩn, thì bạn sẽ có thêm sự lựa chọn cho việc gắn thêm một micro ngoài.

Ngay cạnh phải của màn hình LCD, là một khoảng nhỏ dành cho tay cầm với nút bấm ghi video ở bên cạnh, theo cùng là các dòng menu chuẩn của Canon, nút phát lại, info, và điều khiển quay. Ngoài ra còn có năm cách chuyển đổi có thể được sử dụng để điều hướng menu, chuyển qua chuyển lại giữa các ảnh khi xem và truy cập trực tiếp vào chế độ chụp, bù trừ phơi sáng và các tùy chọn xóa. Cạnh dưới cùng là nơi xuất hiện của một ổ cắm chuẩn dành cho chân máy ảnh, một khe cắm thẻ SD và một ngăn pin chỉnh với pin LP-E12 875mAh (giá để thay thế cho viên pin này khoảng 75$). Bạn sẽ tìm thấy dây đeo dành cho EOS M trong hộp máy, với một liên kết tiện lợi, đơn giản chỉ là trượt nó vào máy ảnh và khớp ổ khóa vào vị trí bằng một đồng xu hoặc chìa khóa của bạn, đi kèm trong hộp còn có một dây USB, AC adapter và trong mẫu thử nghiệm này, nó còn đi kèm với một hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Nhật.

Bạn sẽ không tìm thấy kính ngắm điện tử trên EOS M, thậm chí cả với một tùy chọn đi kèm như thế. Màn hình LCD 3 inch chỉ với hơn 1 triệu điểm ảnh nhưng khá là sắc nét, với bố trí cố định, do đó không có cách nào để có thể nghiêng hoặc xoay màn hình này. Chúng tôi thường xuyên sử dụng tính năng này trên NEX-C3, do đó việc thiếu tính năng này thực sự là một trở ngại đáng kể, đặc biệt là khi xem xét việc thực thi của Canon trên các mô hình khác như PowerShot G12 (đáng buồn khi người kế nhiệm của nó là G15 lại từ bỏ tính năng này). Góc nhìn của màn hình là khá tốt, ngay cả trong điều kiện ánh sáng rực rỡ, nhưng với các góc độ từ trên xuống hoặc dưới lên thì thực sự là không phù hợp hơn như là nhìn thẳng vào.

Giao diện người dùng

EOS M chắc chắn không phải là dòng máy ảnh không gương lật đầu tiên được trang bị màn hình cảm ứng, mặc dù vẫn có một số ít các nút điều khiển vật lý, và không có cách nào để có thể loại bỏ hoàn toàn các nút bấm cần thiết này. Trong khi được đánh giá là khá bất tiện, nhưng bạn vẫn có thể nhận được hầu hết các lựa chọn thông qua các trình đơn với một vài thao tác bấm đơn giản. Chế độ quay lựa chọn ở cạnh trên của máy chỉ giới hạn trong việc lựa chọn các chế độ là hoàn toàn tự động, chế độ tùy chỉnh và quay video, trong khi những chuyển đổi lựa chọn này là hay được sử dụng, thì chúng tôi cũng mong muốn Canon đem tới các truy cập tương tự với các chế độ chụp cảnh, chụp ưu tiên và manual.

Vị trí của nút ghi phim cũng là một sự bổ sung không cần thiết. Không như EOS M, các dòng máy khác của Canon cũng như các nhà sản xuất khác đều cho phép bạn khởi động chế độ quay phim từ môt nút bấm đơn giản, thay vì đòi hỏi bạn phải lật vào chế độ quay phim trước, rồi sau đó ấn vào nút “màu đò” kia để ghi hình. Bạn vẫn có thể chụp ảnh tĩnh ở chế độ quay phim, nhưng bạn chỉ có thể chụp hình ở tỉ lệ 16:9, vì vậy bạn cần ghi nhớ điều này và quay sang lựa chọn một chế độ khác trước khi chụp, trừ khi bạn không cần đến một bức ảnh chụp siêu rộng.

Trình đơn của EOS M cung cấp các thiết lập giữa một máy ảnh Canon pns và một máy DSLR full-size, tuy nhiên các thiết đặt này vẫn còn khá hạn chế so với những gì bạn tìm thấy trên dòng 5D, nhưng dù sao thì nó vẫn còn hào phóng hơn nhiều so với các mẫu máy ảnh nhỏ gọn khác của Canon. Các tùy chọn thay đổi tùy thuộc vào chế độ hiện hành, giảm thiểu các trở ngại trong quá trình sử dụng, nhưng cũng dễ gây nhầm lẫn cho bạn, chẳng hạn như bạn chỉ có thể tinh chình các thiết lập phim khi ở trong chế độ quay video. Ngoài ra, nó còn có một trang tính năng người dùng cơ bản nữa, đó là nơi mà bạn sẽ thấy các tùy chọn như mở rộng ISO (tới 25.600) và hiển thị tình trạng AF (lấy nét tự động). Bạn có thể xem xét khái quát toàn bộ menu trong gallry trên.

Hình ảnh giao diện người dùng Canon EOS M

 

Hiệu suất và thời lượng pin.


Chúng tôi đã từng thấy các máy ảnh không gương lật với hệ thống lấy nét tuyệt vời. Tuy nhiên, thì những ngày đầu mới ra mắt, EOS M thực sự chưa gây được ấn tượng mạnh với chúng tôi khi mà năng lấy nét của EOS M chưa được như ý. Nhưng đại diện của Canon đã chấn an chúng tôi rằng, mẫu thử nghiệm này chỉ là một phiên bản tiền sản xuất, các vấn đề như thế này sẽ được hãng khắc phục khi EOS M chính thức được ra mắt thị trường. Vào thời điểm đó, EOS M đã gặp phải rất nhiều khó khăn từ các cống kính EF-M 22mm và 18-55mm cho tới các ống kính lớn hơn là 400mm f2.8 L.

Giờ đây, với phiên bản chính thức của EOS M trên thị trường, chúng tôi có dịp để kiểm nghiệm lần nữa về hiệu năng của sản phẩm này trên các ống kính EF-M trong các chế độ chụp xa và chụp gần. Thật thú vị khi vấn đề lại không nằm ở khả năng lấy nét chậm chạp như phiên bản tiền sản xuất của nó. Chúng tôi đã nhận thấy một sự gia tăng về tốc độ trong chế độ FlexiZone – Multi, bạn có thể sẽ lựa chọn nó nếu bạn muốn lấy nét nhiều hơn một điểm. Cứ cho là khả năng lấy nét của EOS M là hoàn toàn chính xác, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một điều gì đó về tốc độ, thì EOS M hoàn toàn đáp ứng được cho bạn về khả năng này.

Trong khi đó thì thời lượng pin của EOS M cũng chưa phải là xuất sắc nhất. Thật khó để có thể sử dụng EOS M liên tục qua ngày nếu như bạn không trang bị thêm phụ kiện cho mình trước những cuộc săn ảnh tiếp theo. EOS M cũng phải là một thiết bị có khả lưu trữ được nhiều cho một cuộc săn ảnh lớn, trừ khi bạn có mang thêm thiết bị để sao lưu gần đó. Đồng hồ pin của EOS M cũng không phải là một chỉ số hữu ích, chỉ có ba vạch trong thanh chỉ số pin và không có tỷ lệ phần trăm còn lại. Chúng tôi đã phải tạm dừng việc chụp hình, sau khi chụp được hơn 250 ảnh tĩnh và quay dc 12 phút video 720/60p, trong khi pin vẫn hiển thị là hai vạch.

Chất lượng hình ảnh.

Quá trình chụp của EOS M không hoàn toàn được nhưng những gì mà nó được quảng cáo, nhưng chất lượng hình ảnh là khá ấn tượng, ngay cả trong điều kiện ánh sáng thấp. Nhưng chúng tôi đã đề cập, bạn có thể tăng ISO tới mức 25.600 theo nhiều cách, tuy nhiên thì chúng tôi cũng chưa tìm thấy bất kỳ nhu cầu nào có thể vượt quá mức 6400 khi sử dụng máy với ống kính 18-55mm, vẫn đem lại những hình ảnh ổn định với ống kính này. Những bức ảnh ban đêm và ban ngày chụp bởi EOS M khá là tuyệt, với các chi tiết sắc nét ngay cả khi bạn xem mỗi tấm ảnh 18-megapixel ở độ zoom 100%. Bạn cũng có thể tham khảo thêm những hình ảnh chụp từ EOS M từ liên kết dưới.

Ống kính với khẩu độ f/2.0 của M không chỉ cho phép bạn chụp hình trong điều kiện ánh sáng yếu với tốc độ chụp nhanh hơn, nó vẫn mang lại những hình ảnh đẹp, như bạn có thể thấy trong bức ảnh này. Chúng tôi tập trung vào việc thể hiện hình ảnh trong gương ở trong cửa hàng này với việc sử dụng hiệu ứng lấy net ở phía sau. Khả năng cân bằng màu sắc, độ phơi sáng và độ sắc nét là tuyệt vời.

Đừng để màu sắc đánh lừa bạn—cảnh này được chụp như chúng ta thấy, với các màu sắc của những chiếc áo đã bị mờ đi ngay trong điều kiện sáng mạnh (dưới ánh sáng mặt trời). Từ đó cho ta thấy rằn độ sắc nét và độ phơi sáng của EOS M khá là tốt trong trường hợp này.

Cảnh này được chụp qua khung cửa sổ mở, thể hiện được chính xác khả năng tinh chỉnh màu sắc và phơi sáng của EOS M.

Cảnh đêm không bao giờ là một cảnh dễ chụp, ngay cả đối với các dòng máy DSLR mạnh mẽ nhất. EOS M giải quyết vấn đề chụp đêm một cách khá dễ dàng, trong chế độ full-auto (chúng tôi chọn thiết lập này để có thể có được ưu tiên chính xác hơn về khẩu độ khi chụp trong điều kiện chụp tối hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu).

Không dễ để có thể chụp máy tính xách tay trong điều kiện ít sáng, đặc biệt là khi chụp bàn phím backlit của nó, nhưng EOS M vẫn có khả năng làm việc tuyệt vời trong hoàn cảnh này, với cân bằng màu sắc quá tuyệt vời.

Hình ảnh về nguyên mẫu EV của dòng xe Smart Insect của Toyota được chụp ở ISO 3200, với màu sắc tái tạo tuyệt vời và hạn chế được nhiễu, ngay cả khi bạn xem ở chế độ zoom 100%. Trong thực tếm chúng tôi đã dành một ngày chụp tại CEATEC với M cố định ở ISO 3200, ở các gian hàng với ánh sáng mờ, với kết quả tổng thể quá tốt.

Với một chiếc máy ảnh, hẳn bạn sẽ không chỉ quan tâm đến mỗi chế độ chụp mà còn quan tâm nhiều đến khả năng quay video của nó, các mẫu thử nghiệm được quay tại Harajuku và Akihabara để đánh giá chất lượng hình ảnh và âm thanh trong nhiều điều kiện khác nhau. Trong chế độ video, ISO cao nhất ở mức 12.800, và có một lựa chọn đầy đủ cho phép thiết lập khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy. Khi bạn để ở thiết lập tự động, bù sáng có thể chỉ là yếu tố mà bạn cần phải điều chỉnh. Bạn cũng có thể lựa chọn từ chế độ lấy nét một lần hoặc lấy nét liên tục—nếu đó là lựa chọn sau của bạn, với nút bấm đơn giản ở góc dưới bên trái của màn hình để nhảy về chế độ liên tục, hoặc ấn nút chụp nửa chừng để điều chỉnh lấy nét một lần. Bạn có thể chụp hình tĩnh trong quá trình quay phim bằng cách bấm nút chụp, nhưng video sẽ đóng băng trong khoảng 1 giây sau đó, do đó, có thể bạn sẽ không muốn sử dụng tính năng này.

Microphone của EOS M sử dụng để thu các lời dẫn hoạt động rất hiệu quả, ngay cả trong môi trường ồn ào, nhưng việc bố trí mic ở bên trên dẫn đến hiệu quả thu được thấp hơn với các cuộc phỏng vấn, vậy nên chung tôi khuyên bạn nên lợi dụng jack đầu vào âm thanh của EOS M để gắn thêm cho nó một micro ngoài.

Hình ảnh chụp từ Canon EOS M.

 

Sự cạnh tranh

Với người dùng thì đây hẳn là tin tốt bởi chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số dòng máy ảnh không gương lật của các hãng sản xuất khác để bạn tiện so sánh. Với hàng chục mẫu máy ảnh không gương lật liên tục ra mắt thị trường trong thời gian gần đây, bạn sẽ có một sự lựa chọn phong phú hơn với nhiều mô hình có giá 799$ như sản phẩm của Canon. Nếu xét về khả năng lấy nét nhanh, thì Sony NEX-F3 (500$) là một trong những đối thủ khá nặng ký với EOS M, dòng máy này dựa trên nền tảng thiết kế của NEX-C3 cùng với những bổ sung quan trọng về tính năng khiến nó trở thành một trong những mẫu máy ảnh không gương lật tốt trên thị trường hiện nay. NEX – 6 (850$ - chỉ tính cho thân máy) cũng có thể là một lựa chọn dành cho bạn, với việc tích hợp thêm EVF và chế độ quay lựa chọn mà EOS M đang cần đến.

Nếu nhu cầu của bạn là về tốc độ, thì dòng Olympus E-M5 (giá chỉ body khoảng 20 triệu đồng) hoặc cùng với bộ kit PEN mới nhất của công ty, dòng E-PL5 (14 triệu đồng) và E-PM2 (12 triệu đồng), với những giá trị đã được người dùng kiểm nghiệm – và hiệu năng lấy nét là tương đương với các dòng DSLR hàng đầu hiện nay, cùng với nó là bạn cũng được một trình điều khiển nâng caao hơn và một màn hình LCD nghiêng. Với những người đam mê video, Panasonic thực hiện được một cú hích mạnh trên thị trường với Lumix GH3, tuy nhiên thì dòng sản phẩm này chưa chính ra có mặt trên thị trường.

Tổng kết.

EOS M đã mang lại nhiều hơn những gì mà chúng tôi đã từng mong đợi về thế hệ máy ảnh không gương lật đầu tiên của Canon. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể sẽ có thêm bạn đồng hành với dòng ống kính L đắt tiền của mình, hẳn đây là một tin tốt, khi mà hiệu suất lấy nét trên dòng SLR này rất là hấp dẫn với những người như thế này. Với EOS M, Canon cung cấp một cầu nối giữa máy ảnh kỹ thuật số với những người dùng nghiệp dư đang tìm cách vượt qua thế hệ máy pns. Thật vậy, đây là một sản phẩm thực sự linh hoạt dành cho những người mới bắt đầu, với giao diện sử dụng đơn giản chứ không phức tạp như những dòng DSLR mà mọi người từng biết đến. Nếu như bạn là một nhiếp ảnh không chuyên, bạn muốn hiệu năng của một máy ảnh tương đương với dòng DSLR chuyên nghiệp, xem ra EOS M sẽ là một lựa chọn không tồi dành cho bạn.