Đánh giá laptop

Đánh giá MacBook Air 2013: 'Retina' vẫn chưa xuất hiện

Đánh giá MacBook Air 2013: 'Retina' vẫn chưa xuất hiện

 Phiên bản MacBook Air của năm 2013 đã được Apple công bố chính thức tại WWDC năm nay. So với phiên bản của năm 2012, cả MacBook Air 11 inch và 13 inch đều không có nhiều thay đổi trong thiết kế, vẫn là thiết kế nhôm nguyên khối hình nêm, mỏng và nhẹ.


Chính xác mà nói thì Air 2013 chỉ là một bản cập nhật nhỏ cho dòng máy tính xách tay của Apple tại WWDC. Điểm mới của Air 2013 chính là CPU Intel Core i-series thế hệ thứ tư, mà ta từng biết đến với tên mã là Haswell. Nhưng đây chính là điểm khác biệt quan trọng của mô hình mới này. Haswell đã mang lại cho Air 2013 hiệu suất sử dụng cao hơn khoảng 40%, cùng thời lượng pin cũng tốt hơn tới 50% (theo Intel).

Chúng tôi cũng đã có cơ hội để thử nghiệm chip Haswell trong một số máy tính xách tay mới và thực sự ấn tượng với hiệu suất và thời lượng pin mà nó mang lại. Sự bổ sung của Haswell trong MacBook Air 2013 13 inch sẽ mang lại cho bạn đến 12 giờ sử dụng (theo Apple), và trong thử nghiệm của chúng tôi, kết quả này thậm chí còn tốt hơn thế nữa.

CPU Haswell mới cũng mang lại cải thiện đáng kể về hiệu suất đồ họa tích hợp với Intel HD5000, mang lại hiệu suất xử lý đồ họa tốt hơn nhiều so với HD4000 của năm trước (chính HD4000 cũng là một cải thiện lớn so với dòng HD3000 trước đó). Tuy nhiên thì đây chưa phải là một sự bổ sung đáng kể mạnh mẽ như một GPU chuyên dụng trong MacBook Pro Retina 15 inch, nhưng với các dịch vụ game như Steam và Origin của EA hiện đã tương thích với Mac, thì bạn cũng có thể yên tâm về trải nghiệm game trên MacBook Air 2013.

Một điểm mới nữa là về chuẩn kết nối Wi-Fi 802.11ac, một chuẩn kết nối mới được tìm thấy trong các bộ định tuyến không dây, cũng như các phần cứng mới của Apple là Airport Extreme và Airport Time Capsule. Nếu bạn có một router 802.11n, nhiều khả năng bạn sẽ không nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chuẩn kết nối mới nhất này. Apple cho biết khả năng lưu trữ trên Air mới cũng có sự thay đổi đáng kể, cả về tốc độ ổ đĩa và dung lượng. Ở mức giá 999$ (khoảng 20 triệu đồng) cho phiên bản Air 11 inch bạn đã nhận được lưu trữ SSD với dung lượng 128GB (nhiều gấp đôi so với phiên bản trước nó có cùng giá), cũng là một nâng cấp đáng kể trên phiên bản Air của năm nay.

Thật dễ khi nói rằng phiên bản mới của MacBook Air 13 inch là một bước tiến khiêm tốn của Apple, không có bất kỳ thay đổi nào trong thiết kế bên ngoài, vẫn chưa có nâng cấp về độ phân giải màn hình, màn hình cảm ứng hoặc cổng HDMI. Thời lượng pin là rất lớn, cùng với mức giá đã giảm thêm 2 triệu đồng, MacBook Air 2013 13 inch - vẫn là thiết kế nhôm nguyên khối đó, vẫn sẽ là một chiếc laptop hữu ích nhất mà bạn có thể mua trong thời điểm hiện nay.

 

MacBook Air 13-inch (tháng 6 năm 2013)

MacBook Air 11-inch (tháng 6 năm 2013)

Sony Vaio Pro 13

Giá

$ 1099

$ 999

$ 2200

Kích thước / độ phân giải hiển thị

màn hình 13,3-inch, 1.440 x 900

màn hình 11,6-inch, 1766 x 768

màn hình cảm ứng 13,3-inch, 1.920 x 1.080

PC CPU

Intel Core i5 4250U 1.3GHz

Intel Core i5 4250U1.3GHz

Intel Core i5 4200U 1.6GHz

Bộ nhớ máy tính

4096MB DDR3 SDRAM 1600MHz

4096MB DDR3 SDRAM 1600MHz

4096MB DDR3 SDRAM 1600MHz

Đồ họa

1024MB Intel HD Graphics5000

1024MB Intel HD Graphics5000

1659MB Intel HD Graphics 4400

Lưu trữ

128GB ổ cứng SSD

128GB ổ cứng SSD

128GB ổ cứng SSD

Ổ đĩa quang

Không

Không

Không

Kết nối

Wi-Fi 802.11a/c, Bluetooth 4.0

Wi-Fi 802.11a/c, Bluetooth 4.0

Wi-Fi 802.11 b/g/n, Bluetooth 4.0

Hệ điều hành

OSX Mountain Lion 10.8.4

OSX Mountain Lion 10.8.4

Windows 8 (64-bit)

Thiết kế và tính năng

MacBook Air vẫn giữa nguyên dáng vẻ bên ngoài như những người anh em trước đó của nó, vẫn mang kiểu dáng cạnh tranh với các dòng Ultrabook mới nhất, chẳng hạn như dòng Vaio Pro của Sony, với thiết kế mỏng và nhẹ hơn mà vẫn đạt được hiệu quả cao về hiệu năng.

Cả hai phiên bản 11 và 13 inch của MacBook Air vẫn giữ nguyên độ dày, từ 0.11 – 0.68 inch. So với nhiều sản phẩm 13 inch khác trên thị trường, phiên bản 13 inch của MacBook Air vẫn là một trong những thiết bị chuẩn mực về độ mỏng.

Cũng như các phiên bản trước, chất liệu nhôm cứng cáp mang lại vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ cho Air để bạn có thể mang nó trong túi xách của mình mà không cần đến túi chống sốc, và thật thú vị khi so sánh thiết kế nhôm nguyên khối này với chất liệu sợi carbon nhẹ hơn trên Vaio Pro.

Bàn phím backlit và trackpad của Air cũng không có nhiều đổi thay, đặc biệt khi mà chất lượng trackpad của MacBook Air vẫn là tiêu chuẩn mà nhiều sản phẩm khác hướng tới. Nhiều nhà sản xuất máy tính xách tay khác đã quan tâm tới các clickpad có kích cỡ lớn hơn, nhưng chưa nhiều sản phẩm được trang bị một touchpad hỗ trợ đa điểm tốt như của Air. Bạn có thể thực hiện các thao tác click tại bất cứ vị trí nào trên trackpad này, và khả năng sử dụng của nó còn tốt hơn nữa khi ta đi sâu vào việc tinh chỉnh các tùy chọn trong Preferences.

Sẽ rất thú vị khi xem cách mà giao diện người dùng do Apple phát triển đối chọi lại với Windows 8. Apple đã rất cố gắng trong việc làm mới lại toàn bộ khái niệm làm việc trên một hệ điều hành máy tính, và chúng ta hãy cùng chờ xem cập nhật OS X Maverisk sắp tới của Apple làm được những gì. Hiện tại các thao tác ba và bốn ngón tay trên touchpad của MacBook Air vẫn là cầu nối mạch lạch nhất để trao đổi giữa các cửa sổ và các ứng dụng.

Không giống như MacBook Air 11 inch, màn hình trên phiên bản 13 inch không phải là màn hình hiển thị theo tỉ lệ 16:9. Khu vực màn hình cũng không có thiết kế kính viền đen như trên MacBook Pro, mà thay vào đó là tấm vỏ nhôm màu bạc không đổi như nhiều năm qua.

Công bằng mà nói, độ phân giải gốc của màn hình là 1440x900 vẫn tốt hơn so với độ phân giải truyền thống 1366x768 trên các máy tính xách tay 13 inch, mặc dù các model tầm trung đang dần chuyển sang các màn hình 1600x900, thậm chí là FullHD. Tất nhiên độ phân giải lớn như của MacBook Pro Retina vẫn còn khá hiếm, với số ít các sản phẩm từ Toshiba, HP, Dell, và nhiều sản phẩm khác thậm chí có độ phân giải cao hơn, nhưng chúng đều nằm trong quá trình thử nghiệm.

Trong khi màn hình của Air không phải là màn hình matte phẳng, thì nó cũng không thuộc dạng phản chiếu ánh sáng khủng khiếp như bạn thấy trên một số máy tính khác trên thị trường hiện nay.

 

Apple MacBook Air (13-inch, June 2013) 

Video

DisplayPort / Thunderbolt

Âm thanh

Loa stereo, giắc cắm tai nghe

Data

2 cổng USB 3.0, đầu đọc thẻ SD

Kết nối

Wi-Fi 802.11ac, Bluetooth

Ổ đĩa quang

Không

Kết nối, hiệu suất và pin

Các cổng kết nối trên Air 2013 không có nhiều thay đổi so với phiên bản trước đó. Nó vẫn mang lại cho bạn 2 cổng USB 3.0 và một cổng Thunderbolt, để có thể tương tác với các phụ kiện ngoài khác cho kết nối mở rộng và video. Chuẩn Wi-Fi 802.11ac mang lại tốc độ kết nối nhanh hơn, nhưng nó chỉ “chơi” với các phần cứng AirPort Extreme và Airport Time Capsule sắp tới của Apple.

 

Cấu hình cơ bản của phiên bản Air 13 inch hiện nay có giá khoảng 21 triệu đồng, ít hơn 2 triệu đồng so với phiên bản của năm trước. Sự khác biệt lớn nhất là ở bộ vi xử lý thế hệ tiếp theo của Intel là Haswell. Điều thú vị ở đây là CPU trong model cơ bản của năm trước được trang bị CPU lõi lép Intel Core i5 1.8GHz, trong khi phiên bản Haswell mới hơn lại sử dụng Intel Core i5 – 4250U 1.3GHz. Bạn có thể lựa chọn phiên bản nâng cao với giá cao hơn 4 triệu đồng, với cùng CPU nhưng dung lượng lưu trữ SSD tăng gấp đôi là 256GB.

Sự khác biệt trong kết quả thử nghiệm thực tế của chúng tôi giữa phiên bản của năm 2012 và 2013 là không đáng kể. Hiệu suất ứng dụng so với phiên bản của năm trước thực sự không có nhiều cải tiến. Nếu bạn sử dụng Air trong ngày với các công việc thường nhật là lượt web, “dạo chơi” trong mạng xã hội, phát video HD, thì MacBook 2013 không đem lại nhiều khác biệt so với các phiên bản trước. Và phần cứng của các phiên bản Air trước đây vẫn đủ mạnh để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng phổ thông.

Đồ họa tích hợp HD5000 của Intel sẽ là một trong những cải thiện đáng kể trên Air 2013. Trong thử nghiệm với các game đồ họa cũ là Call of Duty 4 (một trong số ít các game chuẩn dành cho OS X), ở độ phân giải 1440x900, bạn có thể trải nghiệm game ở tốc độ 39fps trên Air 2013, và 21.9fps cho phiên bản Air 2012.

Mong chờ về hiệu suất game mạnh mẽ trên MacBook Air là điều không tưởng (MacBook Pro 15 inch với GPU Nvidia sẽ là lựa chọn tốt hơn), nhưng các thử nghiệm gameplay trong Portal 2 cho thấy Air vẫn có thể mang lại trải nghiệm tốt với các game thuộc thể loại casual.

Thời lượng sử dụng pin trên MacBook Air (cả hai phiên bản 11 và 13 inch) thực sự là điểm nổi bật của sản phẩm này. Phiên bản Air 13 inch của năm trước có thể mang lại cho bạn 7:27 giờ sử dụng, trong thử nghiệm xem video của chúng tôi. Cũng trong thử nghiệm này, phiên bản Air 2013 đã đạt kết quả là 14:25 giờ, và kết quả này còn tốt hơn nhiều so với con số mà Apple đưa ra (12 giờ). Đây chỉ là một trong số ít những lần thử nghiệm của chúng tôi cho kết quả sử dụng pin tốt hơn so với tuyên bố của nhà sản suất.

Trước khi có thể hài lòng với kết quả này, chúng ta cần xét thêm một vài thử nghiệm khác. CPU Intel Core i Haswell đã kiểm soát rất tốt khả năng tiêu thụ năng lượng của Air. Các kết quả thử nghiệm của chúng tôi đã xác nhận điều này. Phiên bản 13 inch của Sony Vaio Pro 13 có thể hoạt động trong khoảng 9 giờ. Trong khi đây là kết quả tốt hơn nhiều so với phiên bản Air trước đó, bản thân CPU mới của Air chạy ở tốc độ thấp hơn, và các chip Intel mới đã được tối ưu hóa đặc biệt hơn trong việc xử lý phát video, đây cũng là thử nghiệm pin quan trọng của chúng tôi. Việc sử dụng Wi-Fi, Bluetooth liên tục hoặc chơi các game 3D, hoặc các tác vụ đòi hỏi xử lý mạnh, thì bạn sẽ nhận được kết quả thấp hơn. Nhưng cũng phải công nhận một điều rằng, sự kết hợp giữa Apple và Chip Haswell mới của Intel đã tạo ra một chiếc máy tính xách tay không thể tuyệt vời hơn trong thời điểm này.

Tổng kết

Thiết kế quá quen thuộc và thiếu các tính năng mới hợp thời (màn hình cảm ứng, màn hình có độ phân giải cao hơn, NFC), có thể sẽ khiến cho dòng máy tính xách tay chủ đạo của Apple trở nên tụt hậu hơn so với các đối thủ khác của nó, đặc biệt khi hiệu suất ứng dụng về cơ bản là tương đương so với phiên bản của năm 2012. Nâng cấp GPU tích hợp của Intel đã được ghi nhận, tuy là môi trường game trên OS X vẫn chưa thực sự phong phú, và mức giá ban đầu thấp hơn, có thể vẫn là một trong những lợi thế của MacBook Air 2013 trên thị trường hiện nay.

Nhưng nếu mọi người đều nhìn nhận đây là bước tiến mới của Apple, thời lượng pin tuyệt vời, cùng sự kết hợp hoàn hảo của Apple và Intel thì bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho MacBook. Ngay cả 14 giờ xem video trong thử nghiệm của chúng tôi bị cắt giảm tới 1/3 hoặc nhiều hơn trong điều kiện thực tế nghiêm ngặt hơn, thì bạn vẫn nhận được một hệ thống có thể đáp ứng tốt cho một ngày dài làm việc. Trackpad hoàn hảo, cùng khả năng phối hợp tương tác tuyệt vời giữa OS X và trackpad này, có thể sẽ khiến các đối thủ của Air còn chạy dài theo nó. Tất cả đã tạo nên một MacBook Air – một Ultrabook hoàn hảo (theo cách nhìn nhận từ người dùng Windows) một sản phẩm đáng để chúng ta quan tâm và sở hữu.

Cấu hình tham khảo: OSX 10.8.4 Mountain Lion; 1.3GHz Intel Core i5 4240U; 4GB DDR3 SDRAM 1,600MHz; 1024MB (Shared) Intel HD Graphics 5000; 128GB Apple SSD.

Ưu điểm: Bộ vi xử lý Intel Core i thế hệ thứ tư mang lại cho MacBook Air thời lượng pin cùng hiệu suất tuyệt vời. Touchpad tốt, thậm chí còn tốt hơn, cùng với mức giá khá hấp dẫn (thấp hơn so với phiên bản Air 2012 khoảng 2 triệu đồng), tất cả tiếp tục tạo nên một MacBook Air tuyệt vời cho năm 2013.

Nhược điểm: độ phân giải màn hình còn thấp và chưa có tính năng cảm ứng.

Kết: Apple có thể vẫn đang giữ kín những thay đổi lớn trên MacBook Air, nhưng nhiều cải thiện về thời lượng pin, giá khởi đầu rẻ hơn đã bù đắp cho những thiếu sót trong nâng cấp của Air 2013.