Đánh giá laptop

Đánh giá Lenovo ThinkPad X1 : Đẳng cấp doanh nhân

Liệu Lenovo có thành công khi tiếp tục cung cấp các sản phẩm dành cho người dùng doanh nghiệp? Liệu phiên bản hàng đầu của dòng Lenovo ThinkPad X1 có xứng đáng với cái giá 1800 Euro ( hơn 50 triệu đồng)? Cấu hình cơ bản của phiên bản này bao gồm việc tích hợp UMTS, ổ SSD, và một CPU Core i7 có tốc độ khủng, và tất cả những thành phần này đều được thiết đặt trên chiếc laptop ThinkPad có kích thước mỏng nhất của mọi thời đại. Liệu X1 có thực sự làm nên được điều kì diệu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem liệu chiếc laptop siêu mỏng này có thể làm được những gì.

  • Đánh giá Sony VAIO SE: Nổi bật với công nghệ IPS
  • Đánh giá nhanh Laptop Lenovo IdeaPad Y480
  • Đánh giá Asus K93SM-YZ085V : Sự thay thế hoàn hảo

 


 

Khi nhắc đến ThinkPad hẳn ai cũng nghĩ ngay đến một hệ thống lớn cồng kềnh, và vụng về, tuy nhiên thì X1 ra đời như thể thay đổi suy nghĩ của tất cả mọi người về dòng máy này. X1 dày khoảng 21mm ( nhiều hơn độ mỏng tối đa của một Ultrabooks), sự ra đời của X1 đã thổi một luồng sinh khí mới, trong lành vào mảng kinh của Lenovo đã phần nào bị suy yếu.

Trong năm qua, chúng tôi đã có dịp được tiếp xúc với phiên bản cao cấp của ThinkPad ở mức giá 1200 Euro ( khoảng 36 triệu đồng ). Bây giờ chúng tôi một lần nữa lại có dịp tiếp xúc với phiên bản cao cấp có giá 1800 Euro này, thay vì sử dụng bộ vi xử lý Core i5 2520M, một trong những bộ vi xử lý lõi kép nhanh nhất dành cho thiết bị di động, thì X1 đã được tiếp cận với một ngôi sao sáng hơn đó là CPU Intel Core i7 2640M, cùng với 8GB RAM và ổ SSD có dung lượng 160GB.

Sự cạnh tranh thị phần trong phân khúc laptop có kích cỡ màn hình từ 12 đến 14 inch là rất khốc liệt. Tuy nhiên thì rất ít các sản phẩm thuộc phân khúc này có một thiết kế mỏng và có hiệu năng cao như là ThinkPad X1. Như vậy thì chỉ có một số mới được coi là đối thủ đáng gờm của ThinkPad X1, có thể kể đến như Dell Latitude E6320, Fujitsu Lifebook S761. MacBook Pro 13 cũng được coi là một đối thủ nặng kí của X1, mặc dù nó không được liệt vào những chiếc máy tính xách tay dành cho người dùng doanh nghiệp.

Thiết kế

Độ mỏng mà ThinkPad X1 hiện tại có thể coi sản phẩm này như là một chiếc ultrabook vậy. Với kích thước 337x231 mm X1 là điển hình cho một chiếc máy tính xác tay 13,3inch, tuy nhiên thì với độ mỏng chỉ 21,3mm thì sản phẩm này cũng có thể coi là một chiếc ultrabook theo các tiêu chuẩn hiện nay. So với những chiếc laptop cá nhân khác, như MacBook Air 13 Late 2010 ( 17mm ) và Samsung 900x3A ( 16.3mm ), thì X1 có thể thấy là vẫn dày hơn so với các đối thủ của mình, nhưng nếu xét một cách tổng thể thì ThinkPad X1 có thể cạnh tranh song phằng với các thiết bị tốt nhất tư các đối thủ, dù X1 có chất lượng tổng thể cao hơn. Các bề mặt mờ màu đen của X1 có khả năng chống trầy xước và chống để lại dấu vân tay khá tốt, tuy nhiên thì bề mặt này cũng dễ dàng thu hút bụi nhiều hơn.

 

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên nét khỏe khoắn của sản phẩm này là chất liệu hợp kim magie- nhôm mà nó khoác trên mình của X1. Palmrest cùng với bàn phím của X1 khá rộng rãi, tuy nhiên thì đây lại là mẫu thiết kế không phải là điển hình thích hợp cho việc thử dụng thường xuyên. Nắp màn hình có kết cấu khá vững chắc, nhưng chưa thực sự hoàn hảo bởi sự xuất hiện của chất liệu thủy tinh Gorilla trong thiết kế của màn hình. Lớp Gorilla phủ trước màn hình có tác dụng tránh những xây xước không đáng có cho màn hình, cùng với việc làm cho chiếc X1 của chúng ta trông bắt mắt hơn. Bản lề giữa màn hình với thân máy có thiết kế khá thú vị. Thiết kế này cho phép ta có thể mở màn hình ra một góc 180 độ mà độ chắc chắn của nó vẫn được đảm bảo.

Giống như các phiên bản ThinkPad khác, X1 không cung cấp việc can thiệp vào phần cứng của máy. Việc can thiệp vào trong các thành phần nội bộ chỉ có thể thông qua việc mở các tấm chắn ở mặt trên của thân máy. Ổ đĩa cứng có thể được truy cập vào thông qua cạnh bên phải của bàn phím, và hầu hết tất cả thành phần phần cứng của máy có thể thay đổi được, sau khi ta tháo rỡ bàn phím của X1 ra. Khác với các sản phẩm khác, thì pin của X1 không có khả năng tháo rời, và vị trí của nó nằm ở bên dưới palmrest.

Kết nối

Với thiết kế hình nêm (V) thì sẽ không có nhiều khoảng trống cho các cổng giao tiếp, hầu hết các cổng giao tiếp quan trọng được Lenovo bố trí ở cạnh sau của X1. Sau cổng Ethernet RJ-45, chúng ta còn nhận được một jack nguồn, khe ổ khóa Kensington, cùng với các cổng giao tiếp thế hệ mới : USB 3.0, HDMI 1.4a, cổng kết hợp eSATA/USB 2.0 và một cổng miniDisplay, cho phép bạn có thể phát hình lên một màn hình có kích cỡ lớn hơn và đem lại những hình ảnh có độ phân giải tối đa trên cả hai màn hình cùng lúc. Tốc độ truy xuất dữ liệu của bạn sẽ được tối ưu hơn nhiều với sự xuất hiện của cổng USB 3.0 và cổng eSATA.

Cạnh sau

Cạnh phải

Cạnh trái

Cạnh trước ( sạch sẽ ).

Cạnh bên trái của X1 còn có một cổng USB 2.0 và một cổng tích hợp ( tai nghe và mic đầu ra) ẩn sau một vạt nhựa nhỏ. Bạn có thể tìm thấy một khe cắm thẻ nhớ ở cạnh phải của nó. Việc bố trí một nắp bảo vệ ở các cổng bên cạnh trái và phải đôi khi gây ra một vài bất tiện cho chúng ta trong quá trình sử dụng. Nhìn chung thì ThinkPad X1 đem lại cho chúng ta một sự lựa chọn khá phong phú về chủng loại các cổng giao tiếp, mặc dù là kích cỡ của nó là khá mỏng.

ThinkPad X1 cung cấp cho chúng ta khả năng kết nối Internet cực kì đa dạng. Ngoài cổng Ethernet gigabit, X1 còn được trang bị wifi 802.11b/g/n và Bluetooth 3.0+HS. Ngoài các kết nối truyền thoongstreen, X1 còn có khả năng kế nối internet khác nữa thông qua khối 3G UMTS từ Ericsson. Giống như nhiều laptop Lenovo khác, X1 cũng được trang bị một giao diện PCI Express Mini Card có khả năng hóa đổi và thay thế ổ đĩa cứng bằng một ổ SSD nhỏ. Một tùy chọn bổ sung về ổ cứng có thể là Intel SSD Series 310:40 hoặc 80 GB.

Bàn phím

Về cơ bản thì bàn phím của X1 có thiết kế giống với bàn phím trên phiên bản E-series mới. Các phím khá rộng rãi, độ nhạy cao và phản hồi tốt khi ta gõ vào. Kích thước của các phim được bốt trí hợp lý, dẫn đến các lỗi chính tả khi gõ văn bản được hạn chế hơn Việc bố trí đèn nền đã làm cho bàn phím của X1 lung linh và có khả năng làm việc trong điều kiện tối tốt hơn. So với các dòng ThinkPad khác, ta có thể dễ dàng điều chỉnh độ sáng đền LED nền bằng cách sử dụng tổ hợp phím Fn+phím( sáng, mờ, tắt). Trong trường hợp chẳng may bạn rơi một chút đồ uống lên bàn phím, do thiết kế của nó có hai khe hở nhỏ ở nền, qua đó chất lòng có thể đi qua, và tránh được những hư hại cho các thành phần bên trong.

Các phím chức năng đặc biệt như nút âm lượng và phím màu xanh – ThinVantage được đặt ở bên phải của bàn phím. Một vị trí khá là thuận tiện, cung cấp cho  ta khả năng truy cập một cách nhanh chóng. Nói chung thì chất lượng tổng thể của bàn phím là rất tốt.

Touchpad

Bàn di chuột mới và nổi bật này có tên UltraNav TouchPad. Với thiết kế hình chữ nhật ( 75x58mm) tương tự như Lenovo ThinkPad T420 và toàn bộ bề mặt của nó có thể tiếp nhận và phản hồi các cú click và nó sẽ hiểu như một cú nhấp chuột trái. Chức năng chuột phải có thể được kích hoạt bằng cách nhấn vào phần bên phải của touchpad. Bề mặt mượt mà của touchpad cho phép ta điều hướng con trỏ một cách dễ dàng và thoải mái. Bề mặt của touchpad hơi lõm xuống so với palmrest, các thao tác lên nó có độ phản hồi cao. Một sự lựa chọn thay thế cho touchpad này là có thể sử dụng một pad cảm ứng TrackPint màu đỏ bao gồm các nút chuột bổ sung mà ta có thể tìm thấy nó ngay ở trên touchpad. TrackPoint hoạt động khá hiệu quả, và chúng tôi có bất cứ phàn nàn về thành phần này.

Hiển thị

Chiếc máy tính xách tay dành cho doanh nhân này có một màn hình hiển thị mờ. Đây là ý kiến chủ quan của một số người, và tất nhiên thì họ không sai: nhưng theo chúng tôi, thì màn hình của một chiếc máy tính xách tay dành cho doanh nhân nên là một màn hình chống chói. Các cạnh-cạnh của mặt kính Gorilla trên phần đầu của màn hình cũng phản xạ đôi chút so với những màn hình có độ chói điển hình, nhưng ánh sáng phản xạ này vẫn còn phân tán.

Thật không may là X1 chỉ được trang bị một màn hình có độ phân giải 1366x768 với chất lượng WXGA. Mật độ điểm ảnh được tính theo đường chéo 13,3 inch của nó rơi vào khoảng 118dpi. Mật độ này là đủ cho người sử dụng, nhưng sẽ thoải mái hơn nếu nó được trang bị một màn hình có mật độ lớn hơn. Asus dự định sẽ trang bị các màn hình full HD trong các thế hệ ultrabooks tiếp theo của hãng ( các phiên bản 11.6 inch). Vì vậy, mà Lenovo cần làm một cái gì đó để cải thiện chất lượng màn hình, cũng như khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của hãng.

Độ sáng của ThinkPad X1 là khá tốt. Đèn nề LED có thể được thiết lập đến 15 mức và ở độ sáng tối đa, nó phát ra độ sáng cỡ 331 nits- hơn 10% so với thử nghiệm trước đây của chúng tôi. Con số mà nhà sản xuất đưa ra về độ sáng của màn hình này là 350 nits, nhưng thực tế thì nó chưa thể đạt được ngưỡng này, tuy nhiên thì nó vẫn là khá tốt so với các đối thủ khác ( Lifebook S761- 253 nits, Latitude E6320-195 nits). Với độ sáng khoảng 81% được cho là tốt nhất và cân bằng nhất đối với việc quan sát hình ảnh trên X1.

Giá trị và độ tương phản của màu đen gây một sự thất vọng lớn : 2,8 nits và 124:1 tương ứng là các giá trị nghèo nàn của chất lượng hiển thị của X1. Chất lượng của màn hình panel TN ( Lenovo LP122WH2, TLM5) không phải là tốt hơn so với các màn hình của các máy tính xách tay giá rẻ ( giá dưới 15 triệu đồng ). Đây là vấn đề mà hầu hết các nhà sản xuất máy tính xách tay hiện nay đang gặp phải, chỉ có một vài ngoại lệ đến từ Apple với các sản phẩm như Apple MacBook Pro 13 là sử dụng màn hình có chất lượng cao về khả năng hiển thị.

Các quang phổ màu sắc cũng còn hạn chế, tương tự như của Fujitsu Lifebook S761. Hình ảnh trong còn tốt trong điều kiện độ sáng cao. Với nhưng công việc chuyên nghiệp đòi hỏi khả năng hiển thị màu sắc cực tốt thì có lẽ bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của một màn hình ngoài thông qua cổng Mini-DisplayPort hoặc HDMI.

ThinkPad X1 vs. AdobeRGB (t)

ThinkPad X1 vs. sRGB (t)

ThinkPad X1 vs. E6320 (t)

ThinkPad X1 vs. S761 (t)

Khả năng làm việc ngoài trời và góc nhìn của ThinkPad X1 hầu như không có nhiều biến động. Trong điều kiện ánh sáng mạnh ( ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp ), màn hình vẫn hiển thị mạnh mẽ mặc dù độ sáng bên ngoài là cao hơn, việc sử dụng trong bóng râm được đảm bảo là thoải mái và tiện lợi. Góc nhìn nên được tập trung vào khu vực trung tâm, với các góc lệch bất kỳ chất lượng hiển thị sẽ bị thay đổi nhanh chóng ( màu sắc đảo ngược hoặc giảm độ sáng ). Chúng tôi mong muốn thấy một màn hình hiển thị IPS trên dòng X1 này, cung cấp góc nhìn rộng và độ tương phản tốt hơn. Màn hình này được sử dụng phổ biến trên các máy tính bảng như Asus Transformer Prime chẳng hạn.

Góc nhìn trên X1

...Ngoài trời

Hiệu năng

Phiên bản này có cấu hình cao hơn gần 20 triệu đồng so với cấu hình của chiếc laptop rẻ hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem giá trị nó mang lại có xứng đáng với những gì mà chúng ta bỏ ra hay không.

Intel Core i7-2640M là CPU dual-core nhanh nhất trên thị trường hiện nay. Nó dựa trên kiên trúc Sandy Bridge được sản xuất theo công nghệ 32nm. Tốc độ xung nhịp trung bình là 2.8GHz đảm bảo hiệu suất cao có thể tiếp tục tăng từ 2.0 đến 3.3 GHz ( trên cả hai lõi ) và lớn nhất là 3.5GHz ( với một lõi hoạt động) khi được chạy Turbo Boost. Các tính năng trên Core i5-2520M (AVX,AES-NI,và siêu phân luồng) cũng có sẵn trong con CPU này. Chế độ siêu phân luồng cho phép các CPU có thể làm việc trên 4 luồng dữ liệu cùng một lúc. Core i7-2640M có bộ nhớ cache L3 hơn 4MB. Giái trị TDP ( tiêu thụ năng lượng ) của cả hai mẫu CPU này là giống nhau : 35W.

ThinkPad X1 không được trang bị card đồ họa chuyên dụng mà đồ họa của nó sẽ do card IGP HD 3000 đảm nhận.Nó có 12 đơn vị thực hiện (EUs) ở tốc độ 650 đến 1300MHz ( Turbo)  cung cấp hiệu suất 3D khiêm tốn có thể có được so với card đồ họa rời khác, chẳng hạn như AMD Radeon HD 6450M. Video cũng có thể được chơi một các dễ dàng với HD 3000 và nó cũng có thể được mã hóa một cách nhanh chóng nhờ vào các đơn vị Quick Sync.

ThinkPad X1 cũng được trang bị với một ổ SSD 160GB và 8GB RAM. Bộ nhớ RAM chỉ bao gồm một thanh 8GB được cung cấp bởi Elpida. Với DIMMs lớn như vậy thì giá của thanh RAM này hiện nay cao hơn hẳn 50% so với việc sử dụng hai thanh RAM 4GB. Đáng buồn là bộ nhớ RAM của X1 không có khả năng nâng cấp, bởi bo mạch chủ phiên bản này thiếu một khe cắm thứ cấp.

Bộ vi xử lý

Bộ vi xử lý Core i7-2640M gây cho chúng tôi nhiều ấn tượng khi nó cho tốc độ tối đa ở chế độ Turbo và không có bất kỳ biến động nào ngay cả khi nó chạy trên pin. Như vậy, điểm số trong các kết quả benchmark của chúng tôi là rất lớn. Cinebench R10 CPU đạt 5519 điểm và 11943 điểm trong bài kiểm tra đơn luồn và đa luồng tương ứng. Trong phần benchmark Cinebench R11.5 mới nhất CPU đạt được 3,15 điểm ( tất cả đều thực hiện trên nền 64 bit ). Kết quả này cho thấy hiệu suất của i7-2640M hơn i5-2520M khoảng 10% và so với người tiền nhiệm (  trên Lifebook S761, Latitute E6320) khoảng 3-4% ít hơn. Một bộ vi xử lý lõi tứ sẽ tạo ra một bước nhảy vọt trong hoạt động, nhưng với một CPU quad-core với TPD chỉ là 35W thì chỉ khi Ivy Bridge được phát hành, điều đó mới trở thành hiện thực. Do đó, i7-2640M ở đây là rất tốt, thật khó có thể tìm ra được một ứng dụng trong các tác vụ hàng ngày có thể đẩy i7-2640M đến mức làm việc giới hạn của nó.

Lưu trữ


Với ổ SSD 2.5” từ Inel( SSD 320/SSDSA2BW160G3L) là một trong những lý do đẩy chi phí của sản phẩm này lên thêm khoảng 200 Euro ( 6 triệu đồng) . Trong ThinkPad T420s, nó sử dụng khoảng 12GB trong 160GB dành cho phân vùng phục hổi. Phân vùng phục hồi có thể bị xóa đi, nên có thể bạn sẽ cần đến một bộ đĩa DVD dành cho việc lưu trữ quan trọng này.

Tốc độ truyền tải dữ liệu lần lượt là 262MB/s ( đọc ) và 169MB/s ( ghi ) trong kết quả với AS SSD, và kết quả này khá sát với thông số mà nhà sản xuất đưa ra ( 270MB/s và 165 MB/s tương ứng ). Trong thử nghiệm với 4K, tốc độ bị chậm lại 15MB/s và 27MB/s tương ứng, trong khi ở các thử nghiệm 4K-64Thrd tốc độ ổ đĩa tương ứng là 124MB/s và 59MB/s.

So với các đĩa cứng tieu chuẩn, thì kết quả trên thực sự là rất tuyệt vời và có thể còn tuyệt hơn nữa nếu nó được trang bị các ổ SSD cao cấp với giao diện SATA-III( chẳng hạn như Samsung PM830, Dell XPS 13). Ổ đĩa của Intel được xem là một trong những lựa chọn đáng tin cậy và đem lại một lợi thế nhất đinh cho dòng laptop dành cho doanh nhân như ThinkPad X1.

Hiệu năng hệ thống

Ổ SSD có tốc độ nhanh và CPU mạnh mẽ đã mang lại cho X1 một hệ thống có hiệu năng tuyệt vời. Kết quả với PCMark Vantage của X1 đạt được là 11911 điểm và 3312 điểm là kết quả nó đạt được trong PCMark 7, kết quả này gần với những gì mà Fujitsu Lifebook từng đạt được ( Dell Latitude E6320 tụt lại phía sau bởi nó thiếu một ổ SSD). So với kết quả mà i5-2520M trên phiên bản X1 2011 và ổ cứng 320GB (7302/2323 điểm), thì đã có sự gia tăng hiệu suất đáng kể ở đây.

Trong việc sử dụng hàng ngày, ổ Intel HHD cung cấp cho người sử dụng một lợi thế thực sự rõ ràng: Windows 7 Professional 64 bit mất khoảng 20 giây để khởi động và có thể sử dụng được ngay lập tức sau khoảng thời gian nay. Với việc thực hiện các tác vụ lệnh với CPU, hệ thống cũng có thời gian phản ứng tuyệt vời và tốc độ phản hồi của các lệnh là rất nhanh.

Giải pháp đồ họa


IGP không phải là một giải pháp đồ họa tuyệt vời dành riêng cho game thủ. Mặc dù Intel đã cải thiện rất nhiều so với người tiền nhiệm của nó và các trình điều khiển hiện tại đã tốt hơn rất nhiều, DirectX10.1 đã sẵn sàng trên IGP HD 3000 những vẫn ở tầm thấp trên con chip đồ họa này. Chúng tôi ghi lại được hiệu năng của nó là 3452 điểm 3DMark 06 và 1753 điểm 3DMark Vantage- nhiều hơn một chút so với Core i5-2520M có cùng tốc độ xung nhịp đồng hồ của GPU.

Hiệu năng game

Game thủ sẽ không được thỏa mãn hoàn toàn với ThinkPad X1 Tuy nhiên thì đối với người dùng doanh nhân, thì hệ thống này có thể chạy hầu hết các trò chơi mới nhất ở mức thiết lập mà nó có thể chơi được ( tất nhiên là không phải là cao với những game nặng được ).

Với một game thể thao như Fifa 12 của EA chẳng hạn, sẽ luôn là lựa chọn đầu tiên, bởi nó dễ dàng thiết đặt và chơi trên hầu hết các máy tính. Các máy tinh xác tay có thể chơi fifa 12 ở độ phân giải 1366x768, chi tiết thiết lập cao và Anti-Aliasing ở mức 2x với tốc độ khung hình ở mức 31 fps. Chúng tôi khuyên bạn nên thiết lập mức cài đặt ở mức trung bình để tránh các hiện tượng giật xảy ra thường xuyên.

Các mức thiết lập cao của các game như Anno 2070 và Deus Ex: Human Revolution đòi hỏi quá nhiều so với khả năng mà IGP có thể cung cấp được. Cả hai trò chơi đều được thiết lập ở chế độ 1024x768, cấu hình ở mức tối thiểu và có tốc độ khung hình khoảng 30fps. Ngay cả một chip đồ họa chuyên dụng tầm trung, chẳng hạn như Radeon Mobility HD 5650, có thể sẽ cho hiệu quả gấp đôi so với IGP.

Anno 2070

Fifa 12

Deus EX

Độ ồn

Ổ SSD giúp cho ThinkPad X1 hoạt động khá êm trong thời gian nhãn rỗi. Các quạt tản nhiệt vẫn chạy liên tục nhưng vẫn giữ ở mức 29,8 đến 30,3 dB(A). Với những tác vụ đơn giản, cần tải trọng thấp ( lướt web hoặc Office)  thì tiếng ồn vẫn giữ ở mức độ cho phép, giúp cho người sử dụng làm việc thoải mái, và không cảm thấy bị làm phiền bởi những tiếng ồn này.

Với các tác vụ chuyên sâu hơn, các quạt tản nhiệt hoạt động mạnh hơn, đồng nghĩa với việc phát ra tiếng ồn lớn hơn. Trong quá trình chạy 3DMark 06, độ ồn đạt 37,3 dB(A). Chúng tôi đo được giá trị cao hơn trong phần kiểm tra căng thẳng hơn : độ ồn đã tăng lên đến 39,8dB(A). Điều này có nghĩa rằng, hệ thống làm mát phải nhanh chóng có phản ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ồn luôn được giữ ở mức tối ưu. Ngay cả sau khi chạy những tác vụ năng, quạt tản nhiệt chỉ hoạt động mạnh trong thời gian đó và sao đó lại chạy chậm lại trong chế độ nhàn rỗi.

Với một chiếc máy tính xách tay có kích cỡ mỏng và CPU có hiệu năng cao như X1, thì độ ồn của nó là chấp nhận được. Người dùng quan tâm đến hiệu suất tối đa có thể kích hoạt chế độ “Turbo Boost+” trong tính năng quản lý năng lượng của Lenovo. Chế độ này làm tăng tốc độ của quạt tản nhiệt một cách đáng kể, còn kết quả đầu ra là một hiệu suất tối đa từ CPU.

Nhiệt độ


ThinkPad X1 hoạt động mát mẻ trong điều kiện nhàn rỗi. Nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C và khu vực palmrest thì có nhiệt độ cỡ nhiệt độ trong phòng. Với các tác vụ nặng ( Prime95+FurMark) thì tình hình thay đổi đáng kế: trong khu vực của các khe tản nhiệt, nhiệt độ có thể tăng lên đến mức 50 độ C. Cho nên việc sử dụng X1 trong lòng dường như là điểu không thể. Tuy nhiên thì kết quả này chỉ xảy ra trong điều kiện nóng bức của mùa hè và X1 đã chạy các tác vụ chuyên sâu trong nhiều giờ liền.

Thân máy không phải là thành phần duy nhất có sự gia tăng về nhiệt độ- mà CPU cũng là thành phần nóng đến mức độ thực sự cao. Bộ vi xử lý đạt được mức nhiệt là 98 độ C khi tốc độ xung nhịp ở mức 2.2 đến 2.6 GHz ( tốc độ tiêu chuẩn là 2.8 GHz). Các chip đồ họa chỉ có thê duy trì tốc độ xung nhịp Turbo ở mức 1250 MHz. Nếu Prime 95 chạy mà không có FurMark, thì tốc độ sẽ đạt ngưỡng 3.0GHz trên i7-2640M.

Âm thanh


Chất lượng loa không có nhiều thay đổi so với người tiền nhiệm của nó. Chất lượng âm thanh của ThinkPad X1 ở mức trung bình,  âm bass còn ở mức hạn chế. Một mẹo mà bạn có thể áp dụng để cải thiện chất lượng âm thanh đó là nâng chiếc máy tính của bạn lên một vài mm ở phía trước, nơi có mặt loa ở hai bên và hướng xuống dưới. Điều chỉnh nhỏ này  sẽ cải thiện đôi chút chất lượng âm thanh, đặc biệt là hiện tượng bóp nghẹt sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Điều này sẽ mang lại hiệu quả không ngờ khi ta nghe nhạc hay xem phim. Như những chiếc máy tính xách tay khác, thì người sử dụng cũng được khuyên là nên sử dụng loa ngoài ( thông qua HDMI, DisplayPort, hay qua jack tai nghe 3.5mm).

Sử dụng năng lượng

Ở chế độ nhàn rỗi, X1 tiêu thụ năng lượng ở mức từ 7 đến 12,2W. Cấu hình Core i7 của ThinkPad X1 tiết kiệm năng lượng hơn so với Core i5. Điều này chủ yếu nhờ vào các ổ SSD, làm cho khả năng tiêu thụ năng lượng của nó hiệu quả hơn. Chúng tôi cũng tin rằng Lenovo có thể làm tốt hơn nữa vơi việc sử dụng các tùy chọn tiết kiệm năng lượng của X1 thông qua một bản cập nhật BIOS mới hơn.

Trog các tác vụ nặng hơn, khoảng cách về tiêu thụ năng lượng đã được thu hẹp lại, với mức tiêu thụ tối đa là 62.4W- nhiều hơn 5W so với người tiền nhiệm của nó. Trong thử nghiệm với 3DMark06, cả hai đều tiêu thụ cùng một mức điện năng. Điều này được dự đoán là do cả hai mô hình CPU đều có mức tiêu thụ năng lượng giống hệt nhau cùng ở mức TDP là 35W, và sự khác biệt giữa hai CPU này là ở một vài trăm MHz nhanh hơn. Bộ chuyển đổi điện 90W là quá đủ để cấp năng lượng cho X1, và có thể tăng thêm sức mạnh của X1 lên đáng kể ngay cả khi nó đang sạc.

Thời lượng pin

Với mức tiêu thụ năng lượng trên đã mang lại cho X1 một thời lượng sử dụng khá lớn với pin 39Wh của nó. Trong thử nghiệm với Battery Eater Reader, X1 có khả năng cho chúng ta làm việc liên tục suốt 6 giờ 9 phút, với hầu hết các máy tính xách tay hiện nay, thì con số này quả là đáng mơ ước. Trong thử nghiệm này thì mạng WLAN được tắt và độ sáng màn hình thiết lập ở mức tối thiểu. Tuy nhiên thì kết quả này quả là không tồi một chút nào.

Với việc sử dụng wifi và độ sáng ở múc 150 nits, thì thời gian sử dụng sẽ giảm hơn gần một nửa, còn 3 giờ 31 phút. Một pin lớn hơn ( như trong Lifebook S761) sẽ mong muốn được sử dụng trong trường hợp này. Đáng buồn thay, điều này dường như là không thể khi mà Lenovo muốn mang đến một kích thước mỏng nhất cho X1. Một miếng pin bổ sung sẽ có giá khoảng 240Euro sẽ được gắn ở bên dưới thân máy, cung cấp thêm cho máy tính của chúng ta một pin 36Wh. Với pin phụ bổ sung, chiếc X1 của chúng ta sẽ có khả năng lướt web trong thời gian lên đến 7 giờ đồng hồ.

Trong các bài kiểm tra với Battery Eater cổ điển, thì thời gian sử dụng giảm xuống còn khoảng 43 phút ( hiệu suất cao nhất, độ sáng tối đa, và wifi bật), Thời gian sạc của nó cũng rất ấn tượng, X1 mất khoảng 30 phút có thể hồi phục 80% năng lượng pin và cần thêm 44 phút nữa để có thể hồi phục 100% năng lượng. Hiện tượng chai pin là không thể tránh khỏi, nhưng thực tế thì người dùng có thể quản lý được vấn để này trong tính năng quản lý năng lượng của Lenovo. Ví dụ như việc hạn chế sạc pin đến 90%, thì thời gian sống của pin sẽ được tăng lên một cách đáng kể.

chỉ đọc văn bản

classic

Thời gian sử dụng nhận được trong các chế độ khác nhau

Bảo mật


Với những người dùng trong giới doanh nhân, thi vấn để bảo mật dữ liệu là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Các thành phần giúp tăng tính bảo mật ở đây bao gồm một máy quét dấu vân tay, cùng khe ổ khóa Kensington. Dọc theo mép bên cạnh khe ổ khóa này, chúng tôi cũng tìm thấy một chip bảo mật TPM. Những gì còn thiếu ở đây là một đầu đọc SmartCard và công cụ mã hóa BitLocker, tính năng này chỉ có sẵn trong phiên bản hệ điều hành Microsoft Windows 7 Ultimate.

Phụ kiện


Bên trong chiếc hộp lớn chứa sản phẩm này, ngoài chiếc máy tính xách tay ra, chúng ta còn tìm thấy các phụ kiện thông thường khác: bộ nguồn 90W ( dây cáp có chiều dài 180+90cm) và các tài liệu hướng hướng dẫn khác. Lenovo khong cung cấp bất kỳ môt đĩa phần mềm nào dành cho việc khôi phục hệ thống hay các vấn đề liên quan đến backup dữ liệu. Đây là một tùy chọn bổ sung trong mớ phụ kiện mà Lenovo dành cho người tiêu dùng, và bạn sẽ phải trả thêm một khoản nhỏ mới có thể nhận được thêm các tính năng này. Các phần mềm được cài sẵn trong X1 không có gì đặc biệt cả với sự góp mặt của Microsoft Office 2010 Starter và Adobe Reader X cũng khá là hữu ích đối với người sử dụng.

Bảo hành

Lenovo ThinkPad X1 đi kèm với 3 năm bào hành tiêu chuẩn, một con số khá ấn tượng so với các nhà sản xuất khác, thường chỉ bao gồm một năm bào hành và việc mở rộng đòi hỏi phải có thêm một khoản phụ phí riêng. Tuy nhiên thì Lenovo cũng cung cấp dịch vụ mở rộng thời gian bảo hành với một khoản phs bổ sung, nhưng ba năm cũng là một khoảng thời gian đủ và có thể gây ấn tượng tốt với các doanh nghiệp lớn quan tâm đến sản phẩm này.

 

Tổng kết

Lenovo ThinkPad X1 đã đem lại cho tôi nhiều ấn tượng  khi tiếp xúc với sản phẩm này: đây là một chiếc máy tính xách tay mỏng và nhẹ, nhưng để đạt được được kết quả này, nó đã phải hy sinh một số thành phần nội bộ của nó.

Phàn nàn lớn nhất của chúng tôi là về màn hình hiển thị với ánh sáng chói. Mặc dù có độ sáng cao, màn hình của X1 vẫn phản xạ tốt ánh sáng mặt trời, do đó khả năng làm việc ngoài trời với X1 là khá hạn chế. Một hạn chế nữa về hiển thị của X1 đó là khả năng điều chỉnh hiển thị của X1 còn chưa được tốt cho lắm, có lẽ đây sẽ là một trong những khiếm khuyết đối với một chiếc máy tính xách tay cao cấp như X1. Tuy nhiên, thì đây không phải là vấn đề chỉ Lenovo gặp phải, mà đây cũng là vấn đề mà hầu hết các nhà sản xuất hiện nay đều chưa khắc phục được một cách triệt để.

Kích thước mỏng của X1 còn gây ra nhiều vấn đề khác nữa. Pin tiêu chuẩn của X1 có công suất 39Wh chỉ có thể cung cấp một thời gian làm việc hạn chế, việc tùy chọn một pin thay thế với X1 là một điều khó khăn. Hệ thống làm mát đã được thiết kế nhỏ gọn để phù hợp với kích cỡ của X1, tuy nhiên thì điều này lại gây ảnh hưởng đến khả năng làm mát cho toàn hệ thống của nó. Nhiệt độ thân máy tương đối cao, đặc biệt với các tác vụ chuyên sâu, và trong điều kiện phòng oi bức, thì hẳn sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu khi làm việc với một chiếc máy như X1. Tuy nhiên thì so với hầu hết các đối thủ khác trên thị trường, thì nhiệt độ và độ ồn của X1 vẫn là rất tuyệt. Do đó đây không phải là vấn đề mà chúng ta phải quá quan tâm đối với một sản phẩm thuộc dòng ThinkPad.

Với bộ vi xử lý Core i7 mạnh mẽ, cùng với một ổ SSD tốc độ cao, không quá bất ngờ khi X1 cung cấp cho chúng ta một hệ thống có hiệu năng khủng. Mô hình 13,3 inch này đạt một hiệu suất chương trình tuyệt vời, thậm chí có thể đánh bại một số máy tính để bàn khác với chất lượng phần cứng tương tự. Các thành phần khác của ThinkPad X1 cũng được chúng tôi đánh giá cao.

Hẳn người sử dụng sẽ phải đắn đo nhiều nếu lựa chọn cho mình chiếc laptop Lenovo X1 có giá 1800 Euro. Ngoài các đối thủ khác đến từ Dell, Fujitsu và Apple, phiên bản thử nghiệm này cũng sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với các mẫu khác với cấu hình có giá 1200 Euro. Người mua cũng có thể lựa chọn cho mình cấu hình rẻ hơn với ổ SSD và không phải chi trả các khoản phí bât hợp lý cho các CPU nhanh hơn một chút, và  các mô hình với 1 thanh RAM 8GB.

Ưu điểm của Lenovo ThinkPad X1 là rõ ràng và nhược điểm của nó không phải là không dễ nhận ra, nhưng nhìn chung thì X1 vẫn là một sản phẩm tuyệt vời, có cấu hình tốt, hiệu năng cao, kiểu dáng trang nhã phù hợp với hầu hết những người dùng doanh nghiệp. Nếu như bạn không thích thiết kế của Lenovo, thì bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm khác cũng có cùng mức giá, cấu hình tương đương, và có phong cách thiết kế đẹp- Sony Vaio VPC Z2.