Camera – yếu tố tiên quyết để người dùng lựa chọn smartphone
Không phải đến năm 2020, người dùng mới nhận ra được cuộc đua gắt gao ở từng cảm biến. Đầu tiên là cuộc đua về “số chấm”, từ 8, 12, 16 đến những độ phân giải cao như 24, 48, thậm chí “khủng” hơn, lên đến 64 và cao nhất hiện nay là 108MP. Tuy nhiên, phân khúc tầm trung mà đại đa số người dùng có thể sở hữu được thì các nhà sản xuất bắt đầu đáp ứng nhu cầu bằng cách “đua” các tính năng. Thay vì số “chấm”, các hãng bắt đầu mở ra xu hướng “số cam” bằng cách trang bị nhiều cảm biến hơn, để phục vụ cho mục tiêu cao nhất – nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.
Nhiếp ảnh gia (NAG) Chu Việt Hà chia sẻ: “Thực tế, người dùng cũng có nhu cầu cao hơn ở mặt nhiếp ảnh khi smartphone đã gần như thay thế máy ảnh compact nhờ sự tiện dụng, luôn luôn kết nối và xử lý ảnh tại chỗ.”. Nhiếp ảnh điện thoại cũng là phương án nhiều cameraman lựa chọn, bắt trọn khoảnh khắc, chụp ảnh đời thường, ảnh đường phố, thậm chí là chân dung nhanh. Bên cạnh đó, việc mở rộng phần mềm, tối ưu kết hợp sức mạnh của vi xử lý, thuật toán, bổ sung thêm trí tuệ nhân tạo (AI), thay vì tập trung vào mở rộng độ phân giải là rất quan trọng.
Camera bao nhiêu chấm, bao nhiêu cảm biến là đủ?
Nhu cầu của người dùng ở mỗi thời điểm sẽ có xu hướng khác nhau, cũng là yếu tố mà các thương hiệu thường “dựa” vào để đẩy mạnh “cuộc chiến”. Tuy nhiên không phải người dùng nào cũng cần nhiều đến vậy. Trải nghiệm hằng ngày là quan trọng nhất. Các hãng cần phải thực tế hơn để mang lại những mẫu smartphone có camera tốt, giá thành vừa phải thay vì quá dư thừa lại đắt đỏ.
“Camera điện thoại dừng lại ở mức 64MP là ổn, mình cũng không kỳ vọng nó vượt qua con số ấy nữa. Trải nghiệm người dùng, cảm giác sử dụng là quan trọng nhất.” – Anh Chu Việt Hà chia sẻ trong BTCN 3.
Việc mở rộng số lượng camera có phần hợp lý hơn khi mang đến sự đa dạng trong cách chụp, nhiều hiệu ứng, tính năng độc đáo nhờ cảm biến góc rộng, tele, hỗ trợ đo chiều sâu hay chụp macro. Điều này mang lại hiệu quả tức thì trong việc rút ngắn khoảng cách với máy ảnh compact. Kết hợp cùng thuật toán, các smartphone 3, 4 thậm chí là 5 camera sẽ giúp người dùng trở thành nhiếp ảnh gia với những góc nhìn khác biệt.
Càng hiều cảm biến càng tốt hơn cho smartphone nhưng người dùng sẽ phải đánh đổi về mặt thẩm mỹ. Bởi vì càng nhiều camera thì cách sắp xếp, vị trí cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến thiết kế của chiếc điện thoại mình cầm. Reviewer Ngọc Vy chia sẻ: “Trong quan điểm cá nhân của mình, việc sử dụng 4 camera ở phía sau sẽ trở thành một tiêu chuẩn cho các mẫu smartphone tầm trung, phổ thông. Mình đi ngoài đường cũng thấy khá nhiều người sử dụng điện thoại có 3-4 camera sau thậm chí là nhiều hơn. Mình nghĩ dừng lại 4 cảm biến như Realme 6 và 6 Pro là đủ cho trải nghiệm cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ”.
Realme 6 series mang đến trải nghiệm camera tốt nhất phân khúc tầm trung
Realme 6 và 6 Pro được Reviewer Ngọc Vy và Nhiếp ảnh gia Chu Việt Hà đánh giá rất cao ở trải nghiệm camera sau một thời gian “ăn, ngủ” cùng thiết bị.
“Bộ đôi smartphone mới của Realme gây ấn tượng nhờ sự tương đồng giữa chất lượng ảnh giữa các cảm biến. Trong quá trình đi Đà Lạt, mình cũng đã rất bất ngờ khi gần như không có sự chênh lệch giữa ảnh chụp từ camera tele và camera chính.” Ngọc Vy chia sẻ.
NAG Chu Việt Hà lại bị chinh phục bởi khả năng chụp ảnh đường phố bằng cảm biến chính 64MP nhưng vẫn có tốc độ chụp rất nhanh, độ tái tạo màu sắc chân thực. Bên cạnh đó, camera macro cũng được anh đánh giá rất cao về khả năng chụp siêu cận, hiệu ứng và AI hoạt động rất tốt.
Sau khi khởi động xu hướng 4 camera (tháng 10/2019 với Realme 5 series), Realme đã và đang hoàn thiện hơn trên dòng Realme 6 series đang được bán ra rộng rãi trên thị trường. Cả hai đều sử dụng bộ 4 camera sau với cảm biến chính 64MP, ống kính macro 2MP, camera góc siêu rộng 8MP, cảm biến tele 12MP (trên Realme 6 Pro) hay cảm biến đơn sắc (trên Realme 6). Với thuật toán, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ AI, Realme 6 series gây ấn tượng với khả năng chụp đêm, quay video chống rung khá ổn và những tính năng hữu dụng khác cho người dùng.