Đời sống

Người dân được phép quay phim CSGT làm nhiệm vụ hay không?

Đây có lẽ là một trong những quy định nhân dân mong chờ nhiều nhất vì có thể chính thức giám sát CSGT khi đang làm nhiệm vụ đúng theo pháp luật. Thông tư 67/2019 của Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự ATGT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2020.

Sau những tranh luận trái chiều, Thông tư 67/2019 chính thức được thông qua và có hiệu lực. Người dân hoàn toàn được quay phim CSGT khi đang làm nhiệm vụ bằng thiết bị ghi âm, ghi hình như smartphone, máy quay, máy thu âm. Tuy nhiên, hoạt động giám sát này phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và Nhà nước.

Đảm bảo dân chủ: Nhân dân được phép quay phim CSGT làm nhiệm vụ?

Thông tư 67/2019 đưa ra 5 hình thức giám sát như sau:

Một là, công tác giám sát dựa trên hình thức công khai của công an nhân dân và phương tiện thông tin đại chúng.

Hai là, phải qua các chủ thể giám sát mà pháp luật quy định

Ba là, phải qua trực tiếp giải quyết với công an, cán bộ, chiến sĩ

Bốn là, phải qua kết quả vụ việc  đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Năm là, thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp

Người dân được phép quay phim CSGT làm nhiệm vụ hay không?
Caption

Riêng với hình thức thứ năm, bộ Công an quy định rõ quyền của nhân dân nhưng phải đảm bảo nghĩa vụ: Không gây ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ; ngoài khu vực bảo đảm trật tự ATGT (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự ATGT) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo đại diện Bộ Công an, Thông tư 67/2019 ra đời giúp ngăn chặn hiện tượng tiêu cực của lực lượng CAND khi thực hiện công tác đảm bảo trật tự ATGT, trong đó có CSGT.

 

Ngắm dàn siêu xe tông xuyệt tông của các đại gia Bình Phước đi ăn tất niên

(Techz.vn) Tại Đồng Xoài, Bình Phước vừa diễn ra một buổi offline khá xôm với sự xuất hiện của Ford Mustang, Nissan GT-R, Porsche, Lamborghini Aventador…