Scorpius

Đài truyền hình Singapore đã nói gì về ông Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup?

Việt Nam bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế vào năm 1986. Chính phủ Việt Nam kết hợp kinh tế kế hoạch hoá và kinh tế thị trường, đón nhận luồng vốn nước ngoài nhằm tăng sức mạnh đổi mới cho Việt Nam.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, tạo đà kết nối với kinh tế quốc tế. Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam cũng tạo điều kiện để những Tập đoàn, doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.

Trong thập kỷ qua, kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự thay đổi đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Chuyên gia Nghiên cứu Kinh tế Đông Nam Á, hiện làm việc tại Singapore cho biết: "Các nhà đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế tại Việt Nam.

Những nhân tố này còn góp phần không nhỏ trong mở rộng thương mại và đầu tư, tạo đà phát triển kinh tế tại Việt Nam".

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 9% trong năm ngoái, với hơn 3.000 dự án tài trợ nước ngoài và vốn đăng ký gần 18 tỷ USD.

Cùng với đó, chúng phủ cũng có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của kinh tế trong nước. Vingroup - Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam là một ví dụ.

Tập đoàn Vingroup hiện dưới sự lãnh đạo của người sáng lập là ông Phạm Nhật Vượng - tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam. Ông Vượng đã liên tục 6 năm nằm trong bảng danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes. Ở tuổi 51, tài sản của ông đã đạt khoảng 6,7 tỷ USD (Tính đến ngày 23/1/2019).

Ông Phạm Nhật Vượng đã từng du học tại Nga. Những năm 90, ông bắt đầu kinh doanh với bạn học tại Ukraine, dựa vào kinh doanh mì ăn liền và nhà hàng để phát triển sự nghiệp.

Năm 2000, ông nhìn thấy tiềm năng về thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tăng cao. Vì vậy, ông về nước để phát triển hệ thống dịch vụ du lịch biển và xây trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội.

10 năm qua, tập đoàn Vingroup không chỉ kinh doanh về bất động sản, mà còn đặt chân vào nhiều lĩnh vực khác, từ đó trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành.

Ở Việt Nam, hễ thấy các siêu thị, trường học, bệnh viện mà có thương hiệu bắt đầu bằng tiền tố Vin, đó là của Tập đoàn Vingroup.

Nhiều người ví Vingroup là "Samsung của Việt Nam", bởi tập đoàn này đã thiết lập được một hệ sinh thái vững chắc, và hơn hết được xem là một trong những doanh nghiệp trụ cột vững vàng của sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Vingroup đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới kinh doanh và dẫn đầu trong việc phát triển vai trò chiến lược cho các ngành dịch vụ, công nghiệp, công nghệ trọng điểm quốc gia.

"Với mỗi quốc gia, công nghiệp ô tô là cực kỳ quan trọng, Chính phủ Việt Nam muốn phát triển bởi nó thể hiện năng lực công nghiệp quốc gia, cũng như mở ra cơ hội cho các ngành phụ trợ trong hệ sinh thái đó.

VinFast thành công sẽ thương hiệu nội địa tốt, cũng như chứng tỏ năng lực kinh tế quốc gia mang tầm chiến lược. VinFast cũng sẽ là "tấm gương" điển hình cho các doanh nghiệp khác noi theo và học hỏi", ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Vingroup chia sẻ.

* "Tiêu Điểm" là chương trình của 8world News - kênh truyền hình phát bằng tiếng Trung Quốc của Channel NewsAsia (CNA), một tập đoàn truyền thông danh tiếng của Singapore.

Theo: Nhịp sống kinh tế 

 

Lần đầu vượt ngưỡng 100.000 tỷ đồng, doanh thu của Vingroup đến từ những mảng gì?

(Techz.vn) Đáng chú ý là lần đầu tiên Vingroup lập báo cáo một bộ phận mới là Sản xuất với doanh thu đạt 578 tỷ đồng - nhiều khả năng là doanh thu từ VinFast và VinSmart.